Mẹ&Con - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo đưa vắc-xin Hib vào danh sách các loại vắc-xin cần tiêm chủng cho trẻ nhỏ và tiêm nhắc lại tổng cộng bốn liều trước khi trẻ đạt 15 tháng tuổi. 10 thắc mắc về tiêm ngừa Mẹ và nỗi sợ tiêm ngừa cho bé Mẹ đã tiêm ngừa cho bé chưa?

Một nhóm các nhà khoa học đến từ đại học California – San Francisco (UCSF) – Hoa Kỳ gần đây đã tiến hành một nghiên cứu. Kết quả cho thấy, tiêm chủng sớm ở trẻ nhỏ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic ác tính (ALL), là loại phổ biến nhất gây ra bệnh ung thư bạch cầu ở trẻ em.

 

Loại vắc-xin tham gia thử nghiệm là Haemophilus influenzae loại b (Hib), có thể ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng tai và viêm màng não cũng như bệnh bạch cầu ác tính ALL. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo đưa vắc-xin Hib vào danh sách các loại vắc-xin cần tiêm chủng cho trẻ nhỏ và tiêm nhắc lại tổng cộng bốn liều trước khi trẻ đạt 15 tháng tuổi.

 

Hiệp hội Ung thư Quốc gia báo cáo, có khoảng 25% trong số trẻ em dưới 15 tuổi bị mắc bệnh ung thư có nguyên nhân từ bệnh bạch cầu ác tính ALL.

 

Các nghiên cứu dịch tễ học trước đã chứng minh được khả năng phòng chống ung thư của vắc-xin Hib. Nhưng đa số mọi người lại không biết nhiều thông tin về vấn đề này.

tiem-chung-som-o-tre-nho-co-the-lam-giam-nguy-co-mac-benh-bach-cau

 

“Những thí nghiệm giúp giải thích được tại sao tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu đã giảm đáng kể sau khi trẻ được tiêm chủng thường xuyên trong giai đoạn sơ sinh. Trẻ tiêm chủng vắc-xin Hib được bảo vệ mạnh mẽ và duy trì được hệ miễn dịch lâu dài trước bệnh bạch cầu”, Tiến sĩ Markus Müschen, giáo sư y khoa tại phòng thí nghiệm UCSF và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Bệnh ung thư Bạch cầu Lympho Ác tính (ALL) là một loại ung thư máu có ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành từ tủy xương. Các tế bào chưa trưởng thành nhân lên một cách không kiểm soát và chiếm đầy tủy xương cản trở việc sản xuất các tế bào máu bình thường.

Trẻ em bị mắc ALL phải chịu đựng sự thiếu máu, nhiễm trùng tái phát, các vết bầm tím và chảy máu dễ dàng vì tủy xương không sản xuất đủ các tế bào hồng cầu, các tế bào bạch cầu và các tiểu cầu.

Mỗi năm có khoảng 30-40 trường hợp/1 triệu trẻ em bị mắc ALL. Đây không phải là một bệnh truyền nhiễm hay có tính chất di truyền. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh có thể được chữa khỏi với tỷ lệ cao nhưng có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.

 

Tags:

Bài viết liên quan