Những câu chuyện gần gũi, giản dị nhưng trong đó bé Daisy và mẹ Trang Moon lúc nào cũng rạng rỡ, yêu đời. Bí quyết của chị thật ra rất đơn giản: Cung cấp cho Daisy nguồn dinh dưỡng đúng cách cùng những tác động thông minh và dành nhiều thời gian chất lượng bên con.
Theo như những chia sẻ của chị trên trang cá nhân, dường như chị rất quan tâm tới việc nuôi dưỡng trí não cho bé Daisy trong 2 năm đầu đời. Ngược lại có nhiều mẹ lại cho rằng giai đoạn này còn quá sớm để quan tâm tới phát triển trí não cho trẻ. Chị nghĩ sao về điều này?
Mình nghĩ, việc nuôi dưỡng trí não cho trẻ phải theo hành trình liên tục, ngay từ khi con chào đời và sẽ chẳng bao giờ là quá sớm. Trong khi 2 năm đầu đời của trẻ theo mình tìm hiểu thì là “giai đoạn vàng” giúp phát triển trí não. Chính trong giai đoạn này trẻ cần phải được nuôi dưỡng, quan tâm đặc biệt tới việc phát triển trí não để tiềm năng của trẻ được phát huy một cách tối đa.
Cách mà chị nuôi dưỡng trí não cho bé trong giai đoạn 2 năm đầu đời này như thế nào?
Mình thấy một số bố mẹ cho rằng con thông minh là bé đếm giỏi, sớm biết mặt chữ để sau này đi học có điểm số cao. Tuy nhiên mình thì nghĩ khác, học giỏi không hẳn là chìa khóa vạn năng để mở cánh cửa thành công. Trong quá trình phát triển, trẻ cần đạt được nhiều kỹ năng khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau như trí tuệ, vận động, cảm xúc và giao tiếp. Một bé rất thông minh nhưng không thấu cảm được người khác thì rất khó để xây dựng các mối quan hệ xã hội. Một bé thật sáng tạo nhưng không có khả năng trình bày ý tưởng của mình một cách lưu loát thì ý tưởng đó sẽ bị loại… Vì thế khi nuôi dưỡng trí não cho con, mình hướng tới việc phát triển cho con toàn diện trên cả 4 kỹ năng: trí tuệ, vận động, cảm xúc và giao tiếp ngay từ 2 năm đầu đời.
Vậy chị làm thế nào để giúp con phát triển trí não toàn diện trên cả 4 khía cạnh: Trí tuệ, vận động, cảm xúc và giao tiếp ngay từ 2 năm đầu đời?
Mình nghĩ, mỗi trò chơi với bé không đơn thuần chỉ để giải trí hoặc lấp đầy thời gian của trẻ mà việc vừa chơi vừa học giúp bé khám phá thế giới xung quanh, phát triển cơ thể, ngôn ngữ, trí tuệ, cảm xúc, kỹ năng hoạt động, ứng xử.. Vì thế, dù công việc bận rộn thế nào thì hàng ngày mình luôn cố gắng dành khoảng 2 tiếng mỗi ngày để chơi cùng con, tạo ra cho con những tác động phù hợp theo lứa tuổi.
Khi Daisy dưới 1 tuổi mình thường xuyên nói chuyện với con, chỉ ra các vật quen thuộc để giúp bé hiểu sự liên kết. Lúc này, bé thích quan sát và thích được bảo bọc, vỗ về, chưa có nhiều sự tương tác và chơi với trẻ khác nên mình hay chơi cùng con trò “thay phiên nhau trốn”, nghĩa là hai mẹ cùng thay phiên trốn trong một chiếc chăn nhỏ, sau đó bé sẽ kéo chăn xuống để bé nhìn thấy mẹ…
Khi Daisy lớn hơn, bước vào giai đoạn 1 – 2 tuổi, không chỉ hướng dẫn con học đếm, học chữ cái, phân biệt màu sắc… mình thường đọc sách cho con nghe. Mỗi cuốn sách sẽ mở ra một thế giới khác nhau cho con, phong phú và sống động. Khi giới thiệu cho con bất cứ một sự vật, đồ vật hay khái niệm nào mới mình luôn cố gắng giải thích một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đảm bảo đúng khoa học. Mình cũng khuyến khích Daisy thỏa sức khám phá thế giới xung quanh bằng cách cho con cùng mẹ đi chợ, vào bếp.
Bên cạnh việc tạo ra cho con nhiều kích thích phù hợp với lứa tuổi thì mình cũng rất chú trọng tới dinh dưỡng cho trí não con trong 2 năm đầu đời. Mình luôn cố gắng đảm bảo đủ những thành phần chất dinh dưỡng cần thiết và cân đối trong bữa ăn của con: Tinh bột, hoa quả/rau xanh, chất đạm (thịt cá, sữa và các sản phẩm từ sữa) và chất béo. Trong đó mình đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp cho con hàm lượng DHA theo đúng khuyến cáo của FAO/ WHO là 17 mg/ 100 kcal.
Bé Daisy đã 3 tuổi, chắc chị cũng nhiều lần “dở khóc dở cười” bởi những “khủng hoảng tuổi lên 3” của con? Chị đã đối phó bằng cách nào?
Đối với Daisy, mình thấy không chỉ tuổi lên 3, mà hồi lên 1, lên 2 đều khủng hoảng cả. Daisy là một em bé rất cá tính và nhớ rất lâu, rất kiên định với lựa chọn và quan điểm của mình. Nguyên tắc chung là lắng nghe con, nói chuyện với con, và không bao giờ áp đặt, quát nạt. Vì những thứ roi vọt, quát mắng chỉ làm cho trẻ trở nên tự ti, kém thông minh và xa mình hơn thôi.