Mẹ&Con - Tuy bệnh tay, chân, miệng có phần gia tăng và được quan tâm hơn trong thời gian gần đây nhưng nhiều mẹ vẫn chưa hiểu rõ lắm về bệnh này và thường gặp lúng túng khi các bé nhà mình có triệu chứng. Dưới đây là những hiểu biết chưa chính xác của các mẹ về bệnh tay, chân, miệng. Mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ Thú tội của gã cha dượng đánh bé trai gãy tay chân, nứt sọ Bệnh tay chân miệng tăng cao trong mùa hè

H. Bé nhà tôi được 8 tháng tuổi, cháu thường hay nổi mụn nước ở mông, tối ngủ đêm nào cũng giật mình, như vậy có sao không? Có phải bệnh tay chân miệng không?

Phạm Thị Như (Q.3)

chuyen gia mevacon

Bệnh “tay, chân, miệng” là một bệnh cấp tính, biểu hiện của bệnh là có sẩn mụn nước (ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối…) và nếu bé có biến chứng viêm não, màng não thì sẽ có biểu hiện giật mình, hốt hoảng. Tuy nhiên, nếu bé đã thường xuyên bị nổi mụn nước ở mông và ngủ hay giật mình thường là do hăm tã hoặc nguyên nhân khác chứ không phải “bệnh tay, chân, miệng”. Bạn không nên quá lo lắng.

BS. Lê Phan Kim Thoa (Bệnh viện Nhi Đồng 1)

H. Có phải bệnh “tay, chân, miệng” lây truyền qua đường hô hấp? Tôi thấy bệnh chỉ xuất hiện ở một số nơi thôi, vậy thường thời tiết như thế nào thì các bé dễ phát bệnh?

chuyen gia mevacon

Nói bệnh lây lan ở môi trường tập trung đông đúc nhưng thực ra bệnh “tay, chân, miệng” lây chủ yếu qua đường tiêu hoá chứ không phải hô hấp, nhất là các bé trong cùng một gia đình sinh hoạt chung, hoặc các bé ở nhà trẻ. Bệnh lây truyền rất nhanh qua ăn uống, qua dịch nước bọt, chẳng hạn như cho các bé dùng chung muỗng, đũa… với bé bị bệnh. Bệnh khởi phát và thường gặp nhiều ở miền Nam do thời tiết ấm nóng nhưng gần đây cũng đã xuất hiện tại miền Bắc khi tiết trời ấm nóng. Bệnh “tay, chân, miệng” chưa có phương pháp phòng đặc hiệu, tương đối khó ngừa, chủ yếu là để ý đến việc giữ vệ sinh ăn uống hàng ngày.

BS. Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1)

H. Khi bé có triệu chứng bệnh, tôi có thể cho bé uống thuốc hạ sốt rồi mới đưa đến bệnh viện được không? Các bệnh viện vào những mùa bệnh bùng phát hoặc lượng bệnh nhi tăng cao thì bé nhà tôi rất khó được chăm sóc chu đáo?

chuyen gia mevacon

Khi bé có triệu chứng sốt cao, hoảng hốt, nôn ói liên tục, bạn không nên cho bé uống thuốc Aspirin vì như vậy sẽ làm cho bệnh diễn tiến phức tạp hơn. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với các vi-rút đường ruột gây nên bệnh tay, chân, miệng mà  chỉ chủ yếu điều trị các triệu chứng: giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng cơ thể. Tùy vào trường hợp bệnh và thể trạng của bé mà có cách điều trị phù hợp, không nhất thiết bé phải điều trị trong bệnh viện.

Đối với trường hợp ở cấp độ nhẹ, bạn vễn có thể cho bé điều trị ngoại trú tại nhà, chỉ cần nghỉ ngơi, tránh những yếu tố gây kích thích, thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm cho bé. Đồng thời theo dõi diễn biến bệnh của bé chặt chẽ và tái khám mỗi ngày.

BS. Lê Thiện Anh Tuấn (Hội Y học TP.HCM)

Tags:

Bài viết liên quan