Mẹ và Con - Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không là thắc được rất nhiều cặp đôi quan tâm. Tạp chí Mẹ và Con cùng tìm lời giải đáp từ các chuyên gia nhé!

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Sau khi kiểm tra sức khỏe và phát hiện mắc viêm gan B, nhiều người thường rơi vào trạng thái lo lắng, không chỉ vì đây là căn bệnh nguy hiểm mà còn do khả năng lây truyền sang người thân, đặc biệt là vợ hoặc chồng.

Vậy chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm lời giải đáp ngay trong bài viết này, bạn nhé!

Bệnh viêm gan B nguy hiểm như thế nào?

Trước khi tìm lời giải đáp cho thắc mắc chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan B nhé.

Ở giai đoạn đầu, viêm gan B thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện. Nhiều người dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Chỉ đến khi cơ thể có những dấu hiệu rõ rệt thì bệnh thường đã chuyển sang giai đoạn nặng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không và bệnh viêm gan B nguy hiểm như thế nào

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang mắc viêm gan B:

  • Da và mắt chuyển sang màu vàng.
  • Cơ thể mệt mỏi kéo dài, cảm giác uể oải, thiếu sức sống.
  • Đầu hay bị đau, khó tập trung.
  • Thường xuyên bị đau tức ở vùng bụng phía trên bên phải (vị trí của gan).

Viêm gan B nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Suy giảm chức năng gan: Virus viêm gan B (HBV) khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công tế bào gan, làm gan bị tổn thương. Khi gan yếu đi, các chức năng quan trọng như lọc máu, thải độc và chuyển hóa chất trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Gan nhiễm mỡ: Khi gan bị virus phá huỷ, quá trình phân giải chất béo cũng bị rối loạn. Chất béo sẽ tích tụ lại trong gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
  • Xơ gan: Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, viêm gan B có thể làm gan bị xơ hóa – nghĩa là các mô gan khỏe mạnh bị thay thế bằng mô sẹo, khiến gan mất dần chức năng.
  • Ung thư gan: Người mắc viêm gan B có nguy cơ cao bị ung thư gan, cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh.

Bệnh viêm gan B lây nhiễm qua đường nào?

Bên cạnh thắc mắc chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không, thì bệnh lây qua những đường nào cũng là điều được nhiều người quan tâm. Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus HBV (viêm gan B) gây ra.

Nếu nghi ngờ mình có nguy cơ mắc viêm gan B, bạn nên đi xét nghiệm để kiểm tra càng sớm càng tốt. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà còn có thể lây sang người khác qua một số con đường nhất định như:

  • Qua đường máu: Virus có thể lây khi bạn tiếp xúc với máu hoặc vết thương hở của người nhiễm bệnh. Ngoài ra, dùng chung các vật dụng như đồ cắt móng, kim tiêm, dụng cụ nặn mụn hoặc thiết bị y tế không được khử trùng đúng cách cũng có thể làm lây bệnh.
  • Qua tiếp xúc hằng ngày: Trong sinh hoạt, virus có thể tồn tại trong một số dịch cơ thể như mồ hôi, nước mắt, nước bọt, dịch mũi hay chất nhầy đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nguy cơ lây qua con đường này là rất thấp nếu không có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết thương.
  • Từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai nếu bị viêm gan B có thể truyền virus cho con trong lúc sinh nở hoặc trong thai kỳ.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Virus HBV có thể lây khi quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ với người đang nhiễm viêm gan B.

tìm hiểu chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Dựa trên các con đường lây nhiễm của viêm gan B, câu trả lời cho thắc mắc chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không là có thể.

Nguyên nhân là khi sống chung trong gia đình, nếu người vợ hoặc chồng chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và chưa có kháng thể bảo vệ, thì nguy cơ bị lây nhiễm là rất cao. Trong sinh hoạt hằng ngày, việc vô tình dùng chung các vật dụng cá nhân như đồ cắt móng, dao cạo, bàn chải, lược… có dính máu hoặc dịch từ vết thương hở đều có thể làm lây lan virus.

Ngoài ra, viêm gan B còn có thể lây qua quan hệ tình dục không an toàn, do virus có trong dịch tiết và dễ xâm nhập vào máu qua các vết xước khi quan hệ. Vì vậy, nếu một trong hai vợ chồng được chẩn đoán dương tính với viêm gan B, người còn lại cũng nên đi xét nghiệm càng sớm càng tốt để kiểm tra và có hướng phòng ngừa hoặc điều trị phù hợp.

Cách phòng chống lây nhiễm viêm gan B

Sau khi đã biết chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không, để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ đối phương, các cặp đôi nên lưu ý:

  • Sau khi kết hôn, nếu một trong hai người phát hiện bị viêm gan B, người còn lại cần đi xét nghiệm ngay. Nếu chưa nhiễm bệnh, hãy tiêm phòng viêm gan B theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo, đồ cắt móng,… vì đây là những vật dễ dính máu hoặc dịch có chứa virus.
  • Bàn chải đánh răng sau khi sử dụng nên được để riêng, không đặt gần nhau để tránh tiếp xúc với máu từ vết loét miệng, viêm lợi hay chân răng chảy máu.
  • Dùng riêng chén đũa, ly tách, và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.
  • Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ lây nhiễm virus.

chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không và cách phòng chống lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B có thể lây qua nhiều cách khác nhau. Nếu bạn đang băn khoăn liệu chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không, thì việc xét nghiệm định kỳ là cách tốt nhất để theo dõi và bảo vệ sức khỏe cho cả hai. Dù đã từng mắc bệnh hay chưa, kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho bạn và những người thân yêu đấy!

Bài viết liên quan