Mẹ&Con - Trẻ con thường hành động theo bản năng và làm theo bất cứ điều gì hiện ra trong đầu chúng. Do đó, những hành động tưởng như vô hại nhưng những thói quen này nếu không được bố mẹ ngăn cản có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thể lực của trẻ. Bí quyết giúp con hết cắn móng tay Tác hại của việc để trẻ sớm xài đồ công nghệ Những việc nên và không nên khi cho bé ngủ

1. Mút ngón tay

Mút ngón tay (thường là ngón tay cái) sẽ gây nguy cơ làm lệch răng hàm. Những trẻ ngưng mút ngón tay giai đoạn trước lứa tuổi 8 – 10 thì phần lớn các hậu quả có thể điều chỉnh được do mức độ lệch lạc khớp cắn ít. Nếu thói quen mút ngón tay kéo dài đến thời kỳ mọc răng cửa vĩnh viễn, điều này sẽ gây cản trở tiến trình mọc răng. Mẹ hãy hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động, các trò chơi khác để quên đi thói quen này nhé.

7-thoi-quen-sai-lam-anh-huong-nghiem-trong-toi-suc-khoe-cua-con

2. Cắn móng tay

Cắn móng tay sẽ khiến ngón tay của bé bị tổn thương, thậm chí thói quen xấu này còn có thể làm nứt phần khía nhỏ ở cạnh răng. Cắn móng tay quá sâu khiến vùng da quanh đầu ngón tay bị đau rát, sưng đỏ, thậm chí chảy máu dẫn tới việc bị nhiễm trùng. Điều đáng nói là ở chỗ, móng tay chứa rất nhiều vi khuẩn, theo đường miệng các vi khuẩn này sẽ thâm nhập vào cơ thể bé gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, thói quen cắn móng tay còn ảnh hưởng đến lợi và sức nhai của răng. Mẹ hãy cắt ngắn móng tay thường xuyên cho bé để loại bỏ thói quen này.

Nếu bé vẫn mãi không bỏ được tật xấu cắn móng tay, mẹ hãy đầu tư một lọ thuốc đắng bôi vào móng tay bé. Vị đắng của thuốc  sẽ khiến bé không đưa ngón tay vào miệng nữa.

3. Kéo tóc

Thói quen kéo hoặc giật tóc có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh và người già. Nhiều người lầm tưởng hành vi này là vô hại, tuy nhiên đây là một dạng rối loạn tâm lý, bên cạnh đó còn có thể dẫn đến hói đầu hoặc viêm nhiễm da đầu trầm trọng.  Nếu con bạn đang gặp những vấn đề liên quan, hãy  đưa con đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn giải quyết các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

4. Ngoáy mũi

Ngoáy mũi là tật xấu làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn qua đường mũi, đồng thời dễ lây lan mầm bệnh sang người khác. Chọc ngoáy mũi sẽ dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe như chảy máu mũi, cảm lạnh và nhiễm trùng. Nếu trẻ có tật xấu này, bạn nên nhắc nhở bé phải rửa tay sạch sẽ và dùng khăn sạch, mềm để làm vệ sinh mũi. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu lý do tại sao trẻ bị ngứa mũi, ví dụ như dị ứng, nóng sốt,… để kịp thời có biện pháp khắc phục.

5. Xem tivi, chơi điện tử

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra việc tiếp xúc quá lâu với những màn hình điện tử có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí lực của trẻ, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực. Mẹ hãy giới hạn thời gian trẻ ngồi trước màn hình, tốt nhất là không quá 2 giờ mỗi ngày và cố gắng không cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc quá sớm với đồ công nghệ.

7-thoi-quen-sai-lam-anh-huong-nghiem-trong-toi-suc-khoe-cua-con

6. Ngủ dậy muộn

Việc này dẫn đến rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, làm rối loạn quá trình sản xuất hormone, tinh thần trẻ kém phấn chấn. Ngủ dậy muộn ảnh hưởng đến chức năng đường ruột, dạ dày vì khi trẻ thức dậy muộn,  bụng bé trong trạng thái đói nên dễ mắc các bệnh về tiêu hóa. Đặc biệt, ngủ dậy muộn cực kỳ ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ. Mẹ nên cho trẻ ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ để duy trì được tinh thần phấn chấn, cơ thể khỏe mạnh và tăng cường trí nhớ

7. Kén ăn

Những bé kén ăn thường hay bị suy dinh dưỡng. Các chuyên gia về trẻ em cho rằng kén ăn là hoạt động bình thường của trẻ em trong một giai đoạn nhất định. Tình trạng kén ăn tức là bé chỉ thích ăn một số món ăn nhất định khiến dinh dưỡng của trẻ không được cân bằng.

Vì vậy, nếu bé không thích một món ăn mới, bạn không nên bỏ qua ngay món đó mà hãy kiên nhẫn thay đổi cách chế biến, cách trình bày và cho bé thử lại nhiều lần sau đó để đảm bảo thực đơn ăn uống của bé đầy đủ dưỡng chất.

Tags:

Bài viết liên quan