Hiểu để bảo vệ da bạn khỏi nám
Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da như do di truyền, rối loạn nội tiết, kinh nguyệt, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, phơi nắng nhiều, dùng thuốc, bôi thuốc/mỹ phẩm khiến da nhạy cảm ánh sáng, trị nám không đúng cách…
Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn điều chỉnh những thói quen chưa đúng trong việc chăm sóc da và ngăn ngừa sự hình thành nám:
1. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Sự tác động của tia cực tím với thành phần UVA và UVB sẽ kích thích một lượng melamin – sắc tố gây tối màu da – tiết ra quá mức và phân tán không đồng nhất khiến da không đều màu và các đốm nâu xuất hiện.
2. Chọn đúng mỹ phẩm
Rất nhiều loại mỹ phẩm dưỡng da và trang điểm chứa lượng cồn cao. Điều này có thể khiến bề mặt da bạn sạm đi và kích thích da sản sinh melanin nhiều hơn. Bạn nên sử dụng nước cân bằng dịu nhẹ với da, dùng một lượng vừa phải và không chà xát mạnh để tránh tắt nghẽn và kích ứng lỗ chân lông. Bênh cạnh đó, bạn không nên sử dụng mỹ phẩm tùy tiện đặc biệt là dùng các sản phẩm làm trắng nhanh
3. Dinh dưỡng cân bằng
Chế độ ăn cân bằng với đầy đủ vitamin khoáng chất, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước sẽ giúp bạn có một làn da khỏe mạnh. Các loại trái cây như cam, nho với hàm lượng chất chống oxi hóa cao như vitamin C còn giúp củng cố quá trình dưỡng da và ngăn những khuyết điểm do tia UV từ ánh mặt trời gây ra.
4. Hạn chế căng thẳng
Trong khi căng thẳng kéo dài có thể gây ra tình trạng mất cân bằng hoóc-môn, dẫn đến kích ứng và gia tăng việc sản sinh melanin gây sạm nám cho da thì sự bình tĩnh sẽ mang lại cho bạn nhiều thứ và thứ dễ thấy nhất là làn da đẹp. Vậy thì bạn hãy duy trì lối sống điều độ, vui tươi, hạn chế căng thẳng trong công việc và cuộc sống.
Ngăn ngừa nám da cho phụ nữ mang thai
Sự gia tăng và xáo trộn hormone trong cơ thể phụ nữ khi mang thai là nguyên nhân gây nám da. Các vết nám đặc biệt nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, tập trung nhiều ở hai gò má, trán, mũi và vùng da bụng (hình thành vệt đen chạy dài). Thường thì nám da có thể mờ dần sau khi sinh, tuy nhiên, sẽ mất khoảng thời gian rất lâu và có thể nám không biến mất hoàn toàn, đặc biệt là nám đốm. Vì vậy, ngoài các phương pháp chống nám thông thường, phụ nữ mang thai cần tăng chỉ số chống nắng lên mức SPF50 cho loại kem chống nắng đang dùng, tăng cường nhóm thực phẩm giàu axit folic và vitamin A, D, hạn chế dùng mỹ phẩm, chọn các loại kem dưỡng giàu vitamin C có tác dụng làm sáng da nhằm hạn chế các hư tổn.
2 cách đẩy lùi nám da hiệu quả
Các bác sĩ khuyên rằng muốn trị bệnh nám trên khuôn mặt trước hết phải tìm hiểu ra đúng nguyên nhân để có cách chữa trị phù hợp. Vì vậy, giải pháp đầu tiên là bạn hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám da liễu để được tư vấn điều trị an toàn và đúng cách. Còn dưới đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng để cải thiện tình trạng nám da.
Cách 1: Dùng mặt nạ dứa
Đắp mặt nạ dứa là phương pháp trị nám tự nhiên rất tốt. Dứa bao gồm vitamin A, C và acid bromatic giúp nhẹ nhàng tẩy đi tế bào chết cũng như lớp da bị thâm nám. Bạn có thể làm mặt nạ dứa với mật ong, với dừa và sữa tươi hoặc với tảo biển. Đây đều là những thành phần làm sáng da, mờ vết thâm nám hiệu quả bạn nên thử nghiệm.
Trộn đều hỗn hợp gồm 1 cốc nước ép dứa, 1 cốc sữa tươi và 1 cốc nước dừa tươi. Dùng bông gòn thoa hỗn hợp lên mặt. Đợi cho lớp mặt nạ này khô, tiếp tục thoa thêm 2 lớp nữa, rồi để khoảng 15 phút. Sau đó, rửa mặt lại với nước ấm.
Cách 2: Dùng nghệ vàng
Nám da còn gặp là bệnh thường gặp với phụ nữ sau khi sinh. Bởi lúc này, cơ thể và làn da của bạn yếu hơn so với bình thường và dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, làn da sẽ phản ứng lại tia UV trong ánh nắng mặt trời bằng cách tăng cường sản sinh sắc tố melanin làm màn chắn bảo vệ. Để trị nám da, bạn có thể thử làm dung dịch trị nám tại nhà bằng nghệ vàng như sau:
Pha 50 gram tinh chất nghệ vàng vào1 lít rượu trắng và để khoảng 3 ngày. Hằng ngày, bạn lấy dung dịch này bôi lên vùng da sạm, nám. Bạn có thể kết hợp uống 5 gram tinh chất nghệ vàng mỗi ngày để làn da nhanh chóng hết nám và trở nên sáng đẹp hơn.