Khi mang thai, bạn phải kiêng cữ nhiều hơn, đặc biệt là trong các món ăn mà bạn ăn hằng ngày. Với những người đang trong thai kỳ, một vấn đề rất được quan tâm chính là bà bầu ăn sushi được không? Liệu các món đồ sống như sushi hay sashimi có hại cho thai kỳ hay không?
Hàm lượng dinh dưỡng trong sushi và sashimi
Trước khi tìm hiểu xem bà bầu ăn sushi được không hay bà bầu ăn sashimi thì có hại hay không, trước tiên bạn cần biết chính xác sushi và sashimi khác nhau như thế nào, hàm lượng dinh dưỡng của hai món ăn này ra sao.
Sashimi là gì?
Sashimi bao gồm các loại thịt hoặc cá sống được thái lát mỏng. Cá hồi, cá ngừ, cá bơn và mực, sò điệp,… là một số loại sashimi phổ biến nhất.
Hải sản dùng để làm sashimi được đánh bắt theo quy trình riêng. Cá và các loại hải sản sau khi được đánh bắt sẽ được xử lý và đông lạnh ngay lập tức, giúp kéo dài thời hạn sử dụng và giữ tươi lâu hơn.
Sushi là gì?
Sushi là một món ăn đến từ đất nước mặt trời mọc Nhật Bản, với phần cơm cuộn với lá rong biển bên ngoài, lớp trên cùng là hải sản như cá hồi, sò điệp, tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc,…
Mặc dù cá sống hay các loại hải sản là nguyên liệu phổ biến nhưng không phải tất cả sushi đều có hải sản. Món ăn này cũng có thể bao gồm các loại nhân khác như dưa chuột, bơ, khoai lang, hạt vừng và nước sốt. Sushi thường được dùng kèm với nước tương, mù tạt và gừng ngâm.
Có thể thấy, khác với sashimi là hải sản sống hoàn toàn thì hải sản dùng trong món sushi có thể là đồ sống hoặc đồ chín. Và sashimi không được ăn kèm với cơm hoặc kèm theo nước sốt hay đồ ăn kèm.
Hàm lượng dinh dưỡng của sushi và sashimi
Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng của sushi thay đổi tùy thuộc vào nguyên liệu chế biến, nhưng sushi thường có hàm lượng carbs và chất xơ cao hơn sashimi vì sushi có chứa gạo, rong biển và rau.
Ngược lại, vì sashimi chỉ bao gồm thịt hoặc cá sống nên nó là nguồn cung cấp protein và chất béo có lợi cho tim tốt hơn.
Trung bình, một cuộn sushi có thể chứa 628 calo, 5 gram chất béo, 5 gram chất xơ, 15 gram chất đạm,… Hàm lượng protein trong sashimi có thể cao hơn.
Nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều thực phẩm giàu protein hơn, chẳng hạn như sashimi, có thể hỗ trợ kiểm soát sự thèm ăn và giảm cảm giác thèm ăn. Hơn nữa, protein trong sashimi cũng hỗ trợ cơ thể sửa chữa mô, làm lành vết thương và phát triển cơ bắp.
Ngoài ra, sashimi cũng là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh như axit béo omega-3 cao hơn, giúp điều chỉnh tình trạng viêm và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Bà bầu ăn sushi được không? Bà bầu ăn sashimi được không?
“Bà bầu ăn sushi được không?” hay “Bà bầu ăn sashimi được không?”, “Ăn sushi và sashimi khi mang thai có sao không?” là những vấn đề mà phụ nữ mang thai rất quan tâm.
Câu trả lời cho vấn đề “Bà bầu ăn sushi được không?” hay “Bà bầu ăn sashimi được không?” chính là CÓ và KHÔNG.
Hướng dẫn của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HSS) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho biết: Phụ nữ mang thai nên tránh ăn sushi, sashimi hay các loại thực phẩm chưa được nấu chín, đặc biệt là các món hải sản sống. Nguyên nhân là do:
Nguy cơ nhiễm khuẩn cao
Vì sao với vấn đề bà bầu ăn sushi được không và ăn sashimi được không thì hầu hết các chuyên gia đều cho là không? Theo đó, sushi hay sashimi sống và các loại hải sản chưa nấu chín có thể chứa ký sinh trùng hoặc vi khuẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm.
Đặc biệt trong khoảng thời gian 9 tháng thai kỳ, hệ miễn dịch thường suy yếu khiến bạn dễ mắc bệnh hơn do cơ thể không đủ sức đề kháng để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), phụ nữ mang thai có nguy cơ bị nhiễm khuẩn listeria cao gấp 10 lần so với những người khác. Listeria có liên quan đến sinh non, thai chết lưu và sẩy thai.
Một số bệnh do thực phẩm gây ra, bao gồm nhiễm khuẩn listeria và nhiễm trùng Toxoplasma có thể lây nhiễm sang thai nhi ngay cả khi bạn không cảm thấy có triệu chứng. Nếu trẻ sơ sinh khi sinh ra nhiễm khuẩn listeria, trẻ có thể gặp vấn đề về thận và tim, cũng như nhiễm trùng máu hoặc não.
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao
Không chỉ vậy, nguyên nhân khiến các chuyên gia đưa ra câu trả lời “Không” cho câu hỏi “Bà bầu ăn sushi được không?” hay “Bà bầu ăn sashimi được không?” chính là nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Các loại thực phẩm không được chế biến cẩn thận, nấu sôi đều làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Không chỉ riêng hải sản mà kể cả trứng, thịt bò hay bất kỳ loại thực phẩm nào khác đều dễ khiến bạn bị ngộ độc hơn nếu bạn không ăn chín uống sôi.
Hàm lượng thủy ngân trong hải sản
Với vấn đề bà bầu ăn sushi được không và ăn sashimi được không, ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn thì Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (APA) cũng chỉ ra một vấn đề lớn khác với nhiều loại sushi và sashimi, đó chính là hàm lượng thủy ngân có trong cá và hải sản.
Trẻ sơ sinh tiếp xúc với thủy ngân trong bụng mẹ có thể gặp vấn đề về thính giác, thị giác và não. Nhiều loại cá thường được sử dụng trong món sushi và sashimi như cá thu, cá ngừ vây vàng, cá ngừ albacore,… có hàm lượng thủy ngân cao.
Nếu bạn muốn ăn sushi khi mang thai, bạn có thể chọn các loại sushi với nguyên liệu được làm chín như bơ, dưa chuột, trứng cuộn,… Còn với sashimi và các loại hải sản sống thì tuyệt đối không nên ăn để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Khi nào bà bầu nên ngừng ăn sushi và sashimi?
Nếu câu trả lời cho vấn đề bà bầu ăn sushi được không và ăn sashimi được không chính là không, vậy thì khi nào nên ngừng ăn? Đó chính là “ngay lập tức”. Bạn nên ngừng ăn các loại đồ sống, đặc biệt là hải sản sống ngay khi biết mình có thai.
Trên thực tế, ngay cả khi bạn đang cố gắng mang thai thì bạn cũng nên ngừng ăn cá sống. Quy tắc không ăn thực phẩm sống, đặc biệt là hải sản sống áp dụng cho cả ba tam cá nguyệt.
Trong ba tháng đầu tiên, một số diễn biến quan trọng đang diễn ra, vì vậy điều quan trọng là bạn phải kiêng cữ ngay khi biết mình có thai. Trong tuần từ 1 đến 8 của thai kỳ, não và tủy sống của thai nhi bắt đầu hình thành. Đây cũng là lúc các mô hình thành nên tim bắt đầu đập và mắt, tai, mũi phát triển.
Tất cả các cơ quan chính của thai nhi sẽ phát triển và hoạt động vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên. Trong 12 tuần đầu tiên này, thai nhi dễ bị tổn thương và dễ bị tổn thương nhất khi tiếp xúc với các chất độc hại.
Do đó, nếu bạn ăn sushi và sashimi trong giai đoạn này và bị nhiễm khuẩn hoặc cơ thể hấp thụ 1 lượng lớn thủy ngân thì trẻ sơ sinh khi sinh ra có thể mắc nhiều bệnh hơn.
Nhìn chung, dù cá và các loại hải sản cung cấp nhiều axit béo omega-3, protein, sắt, vitamin D, vitamin B12 và các khoáng chất như iốt, kẽm và selen,… nhưng không nên ăn sống. Với câu hỏi bà bầu ăn sushi được không hay ăn sashimi được không thì đáp án vẫn là không. Hãy lựa chọn những loại thực phẩm được chế biến cẩn thận và chú ý ăn chín uống sôi để có thai kỳ khỏe mạnh bạn nhé!