Stress là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại, với biết bao áp lực từ công việc, học vấn, và quan hệ xã hội.
Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát và khắc phục đúng cách, stress có thể biến thành kẻ thù nguy hiểm, gây ra vô số tác hại cho sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, mà chúng ta thường xuyên xem nhẹ. Cùng tìm hiểu ngay những tác hại của stress trong bài viết sau đây bạn nhé.
Nguyên nhân dẫn đến stress
Stress có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và thường là kết quả của sự tích tụ các áp lực và yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Những yếu tố có thể kích thích cảm giác stress ở một người có thể kể đến như áp lực công việc, áp lực học tập, căng thẳng tài chính, mâu thuẫn và xung đột trong các mối quan hệ,… Ngoài ra, việc có những thay đổi lớn trong cuộc sống như chuyển nhà, ly hôn, hay mất mát có thể tạo ra stress.
Mối lo ngại về sức khỏe hoặc phải đối mặt với một căn bệnh có thể là nguyên nhân của stress. Ô nhiễm, tiếng ồn và thiếu không gian cá nhân có thể góp phần tạo ra cảm giác căng thẳng và stress. Đặc biệt, việc đậy cảm xúc, thiếu tập trung, chế độ ăn uống và lối sống không khoa học cũng có thể dẫn đến stress.
Tác hại của stress đối với sức khỏe và cuộc sống
Stress có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Cụ thể, các tác hại của stress đối với sức khỏe và cuộc sống có thể kể đến như:
Gây tăng cân
Stress kích thích cơ thể tiết ra hormone cortisol, hormone này có thể tăng ham muốn ăn, đặc biệt là ăn những thực phẩm giàu đường và chất béo. Do đó, những người thường xuyên phải đối mặt với stress có xu hướng tăng cân và có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cân nặng, như béo phì và tiểu đường.
Suy giảm trí nhớ
Stress có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ thông tin. Khi cơ thể dưới tình trạng stress, hormone cortisol được sản xuất nhiều hơn, có thể làm suy giảm kích thước của hippocampus – khu vực trong não liên quan đến học và ghi nhớ.
Rối loạn giấc ngủ
Một tác hại của stress mà nhiều người thường gặp đó chính là rối loạn giấc ngủ. Stress có thể làm thay đổi chu kỳ giấc ngủ và gây rối loạn giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm hoặc sớm hơn dự kiến. Việc không ngủ đủ giấc, thiếu ngủ có thể làm tăng cảm giác căng thẳng và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.
Tăng huyết áp
Tác hại của stress chính là tăng cảm giác căng thẳng, kích thích hệ thống giao cảm và làm tăng lượng adrenaline trong máu, từ đó làm tăng huyết áp. Huyết áp cao kéo dài có thể gây hại cho động mạch và tim, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ và bệnh tim.
Gây ra các vấn đề sinh lý nữ
Bạn có biết, tác hại của stress có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây rong kinh kéo dài, chậm kinh, đau bụng kinh,… Stress cũng là nguyên nhân gây suy giảm ham muốn ở nữ giới và gia tăng các triệu chứng trước mỗi kỳ kinh nguyệt.
Rối loạn tình dục ở nam giới
Khi bị stress, nam giới có thể bị suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương và yếu tinh trùng. Stress sẽ làm giảm cả số lượng lẫn chất lượng của tinh trùng – làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phái mạnh.
Suy giảm hệ miễn dịch
Suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh và làm chậm quá trình hồi phục bệnh lý,… chính là những tác hại của stress. Stress tấn công vào hệ miễn dịch của cơ thể và khiến bạn dễ gặp nhiều bệnh hơn.
Các vấn đề tiêu hóa
Stress có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa, gây ra các vấn đề như khó tiêu, táo bón, chán ăn,… Trong một số trường hợp, stress còn là nguyên nhân gây ra các bệnh về dạ dày và hệ tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm loét dạ dày.
Đau đầu mạn tính
Stress là một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu mạn tính. Căng thẳng và lo âu có thể làm căng cơ cổ và đầu, giảm lưu lượng máu đến não và kích thích sự tự co bóp của cơ bắp, tất cả đều góp phần vào việc gây ra tình trạng hay bị đau đầu.
Các vấn đề hô hấp
Tác hại của stress có thể kích thích hệ hô hấp và khiến cho việc thở trở nên nhanh hơn và sâu hơn. Điều này có thể làm khó chịu cho những người có vấn đề về hô hấp như hen suyễn.
Căng cơ, đau nhức cơ thể
Khi cảm thấy căng thẳng, cơ thể thường phản ứng bằng cách căng cơ. Điều này có thể dẫn đến đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở cổ, vai và lưng. Tác hại của stress này sẽ khiến bạn cảm thấy cả ngày đều đau nhức và các cơn đau không thuyên giảm.
Các vấn đề về da
Stress có thể làm tăng sản xuất dầu của tế bào da, dẫn đến mụn trứng cá và các vấn đề da khác. Ngoài ra, stress cũng có thể làm chậm quá trình lành thương và gây nổi mẩn đỏ, ngứa trên da.
Rụng tóc
Stress có thể là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc. Stress khiến tóc dễ gãy hơn và dễ đứt ngang hơn. Khi bạn chải tóc hoặc tạo kiểu tóc, dù có thực hiện thao tác nhẹ nhàng thì bạn cũng thấy tóc đứt gãy khó kiểm soát.
Các rối loạn tâm thần
Stress kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ tính táo để nhận ra sự bất ổn này.
Tác hại của stress có thể ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về sức khỏe và gây hại trực tiếp đến cơ thể của chúng ta. Vì thế, mỗi khi căng thẳng, hãy cố gắng tìm các biện pháp thư giãn để hạn chế stress bạn nhé.