Việc cho con đi học thêm đã trở thành một xu hướng phổ biến trong nhiều gia đình. Với mong muốn giúp con em mình tiến xa hơn trong con đường học vấn, nhiều phụ huynh không ngần ngại chi trả số tiền lớn cho các lớp học thêm. Tuy nhiên, liệu việc này có thực sự cần thiết và mang lại lợi ích như mong đợi?
Cho con đi học thêm – một con dao hai lưỡi
Những lợi ích khi cho con đi học thêm
Cho con đi học thêm là một lựa chọn phổ biến ở nhiều phụ huynh hiện nay. Việc cho trẻ tham gia các lớp học thêm giúp giải quyết được nhiều vấn đề:
- Củng cố kiến thức: Học thêm giúp trẻ ôn lại những nội dung đã được học trong lớp, qua đó giúp trẻ nắm vững hơn và không quên đi những kiến thức quan trọng. Điều này sẽ vô cùng cần thiết với những trẻ học chậm, chưa thể ghi nhớ hết kiến thức qua một buổi học trên lớp.
- Hỗ trợ trẻ trong các môn yếu: Không phải lúc nào con của bạn cũng học giỏi rong mọi môn học. Lớp học thêm chuyên sâu giúp trẻ khắc phục khó khăn, vượt qua rào cản của môn học đó. Trẻ có thể không trở nên xuất sắc trong môn học mình yếu nhưng ít nhất, trẻ sẽ có thể nắm được các kiến thức nền tảng của môn học này.
- Tạo động lực học tập: Trong một môi trường học thêm, trẻ có cơ hội gặp gỡ và tương tác với các bạn học khác, tạo nên động lực và cảm hứng học tập cho trẻ.
- Tiếp cận nhiều phương pháp học tập mới: Nhiều lớp học thêm có đội ngũ giáo viên chất lượng và chuyên nghiệp, giúp trẻ tiếp cận với các phương pháp học tập hiện đại và hiệu quả. Nhờ đó, trẻ có thể khám phá được những phương pháp học tập phù hợp nhất với mình.
- Chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng: Học thêm giúp trẻ chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi, chẳng hạn như kỳ thi vào lớp 10 hay đại học, qua đó tăng cơ hội đạt được kết quả tốt.
- Phát triển kỹ năng học tập: Không chỉ kiến thức, học thêm còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng học tập như làm bài thi, quản lý thời gian và tự học.
- Tạo thói quen và kỷ luật: Tham gia lớp học thêm đòi hỏi trẻ phải tuân thủ lịch học đều đặn, giúp trẻ phát triển thói quen và kỷ luật trong học tập.
- Hỗ trợ phụ huynh không chuyên, không có nhiều thời gian: Không phải phụ huynh nào cũng có đủ kiến thức và kỹ năng để giúp con mình trong học tập. Hơn nữa, công việc bận rộn khiến phụ huynh khó dành 2-3 tiếng mỗi ngày để cùng con học bài sau khi tan trường. Việc cho con đi học thêm sẽ giúp phụ huynh giải quyết được “bài toán khó” này.
Xem thêm: Trăn trở chuyện “có nên cho con tự đi xe đến trường?” trước thềm năm học mới
Đâu là mặt trái khi cho con đi học thêm?
Song song với những lợi ích thiết thực, việc cho con đi học thêm cũng có một số hạn chế:
- Gây áp lực cho trẻ: Việc tham gia quá nhiều lớp học thêm có thể khiến trẻ cảm thấy áp lực, mệt mỏi và căng thẳng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần mà còn làm giảm hiệu suất học tập của trẻ.
- Giảm thời gian dành cho hoạt động ngoại khóa: Trẻ lớn lên không chỉ với những bài học kiến thức mà còn cần được rèn luyện kỹ năng. Vì thế, trẻ cần có thời gian cho các hoạt động ngoại khóa như thể thao, nghệ thuật hay các lớp kỹ năng sống để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc học thêm quá nhiều sẽ giảm đi thời gian này.
- Gây mất tự tin: Nếu trẻ thường xuyên cảm thấy không theo kịp trong lớp học thêm, điều này có thể làm giảm tự tin của trẻ và tạo nên cảm giác mất lòng tin vào khả năng của bản thân.
- Chi phí cao: Cho con đi học thêm có thể tạo áp lực về tài chính cho gia đình, đặc biệt là trong trường hợp bạn đăng ký cho trẻ học thêm tại các trung tâm lớn với giáo viên nhiều kinh nghiệm.
- Có thể không phù hợp: Không phải tất cả mọi đứa trẻ đều cần học thêm. Đôi khi, môi trường học thêm không phù hợp với nhu cầu hoặc phong cách học của trẻ sẽ làm giảm hiệu
- Không có nhiều thời gian ở bên cạnh gia đình: Thời gian dành cho gia đình giảm đi khi trẻ tham gia nhiều lớp học thêm. Việc này làm giảm cơ hội gắn kết giữa thành viên trong gia đình.
- Giảm khả năng tự học: Việc luôn phụ thuộc vào giáo viên hướng dẫn ở lớp học thêm có thể làm giảm khả năng tự học và tự tìm hiểu của trẻ.
- Sự sáng tạo bị hạn chế: Trẻ có thể luôn tuân theo một khuôn mẫu đã được thầy cô hướng dẫn sẵn tại lớp học thêm thay vì phát triển sự sáng tạo và tư duy độc lập.
Có nên cho con đi học thêm?
Quyết định có nên cho con đi học thêm hay không đôi khi không chỉ dựa trên mong muốn của cha mẹ, mà còn phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng của từng đứa trẻ. Dưới đây là một số điểm cần xem xét khi đưa ra quyết định:
- Nhu cầu thực sự của con: Hãy đánh giá xem con bạn có thực sự cần thêm sự hỗ trợ trong môn học nào đó hay không, hay chỉ là áp lực từ môi trường xung quanh?
- Tình trạng sức khỏe và tinh thần của con: Học thêm có thể gia tăng áp lực và căng thẳng. Cha mẹ cần quan sát tình trạng sức khỏe và tâm lý của con để đảm bảo rằng việc học thêm không gây quá tải.
- Chất lượng và phong cách giảng dạy của giáo viên: Không phải tất cả các lớp học thêm đều phù hợp với mỗi đứa trẻ. Cần tìm hiểu về giáo viên, phương pháp giảng dạy và phản hồi từ những học sinh khác.
- Thời gian và lịch trình: Đảm bảo rằng lịch học thêm không làm xáo trộn lịch trình hàng ngày của con và gia đình, cũng như không cản trở các hoạt động giải trí, thể dục và nghỉ ngơi của trẻ.
- Chi phí: Học thêm có thể tốn kém. Cha mẹ cần cân nhắc xem việc này có đáng giá với số tiền bỏ ra không và liệu mình có đủ khả năng chi trả không.
- Hiệu quả học tập: Liệu việc học thêm có giúp con bạn tiến bộ và đạt được mục tiêu không, hay chỉ làm mất thời gian và tiền bạc?
- Cân bằng giữa học và chơi: Trẻ em cần có thời gian để chơi, thư giãn và phát triển bản thân. Cần đảm bảo việc học thêm không cản trở quá nhiều đến thời gian tự do của con.
- Phụ thuộc: Nếu trẻ luôn nhận được sự hỗ trợ từ giáo viên kèm riêng, trẻ có thể trở nên phụ thuộc và mất khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề. Đây cũng là một yếu tố cần cân nhắc trước khi quyết đinh cho trẻ đi học thêm.
- Mục tiêu học tập: Xác định rõ mục tiêu của việc học thêm – liệu đó là để củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng, hay phát triển kỹ năng đặc biệt.
Quyết định có nên cho con đi học thêm hay không đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía cha mẹ. Mỗi gia đình, mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu và hoàn cảnh riêng biệt. Do đó, hãy cân nhắc tất cả các yếu tố từ chi phí, chất lượng giảng dạy, đến nhu cầu và tình trạng tinh thần của con để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.