Trong suốt thai kỳ 9 tháng10 ngày, mẹ luôn mong muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh để có thể chào đời thật thuận lợi. Và để đạt được điều đó, bản thân mẹ nên tránh những điều không nên làm khi mang thai nào? Cùng Mẹ và Con điểm qua những điều mẹ bầu không nên làm khi mang thai trong bài viết này nhé!
9 điều không nên làm khi mang thai
Không hút thuốc
Thai phụ sử dụng thuốc lá sẽ khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ thiếu cân cao hơn và bị suy giảm khả năng học tập cao hơn so với các trẻ khác. Ngoài ra, các khảo sát cũng cho thấy rằng các trẻ này sẽ có nhiều sự “ham muốn” thử hút thuốc ở độ tuổi trẻ hơn do nghiện nicotine sinh lý.
Không uống rượu
Rượu có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của em bé. Những người uống rượu khi mang thai có thể sinh ra một đứa trẻ mắc hội chứng nghiện rượu ở thai nhi (FAS).
Các triệu chứng của FAS bao gồm:
- Thiếu cân khi sinh ra
- Suy giảm khả năng học tập
- Gặp vấn đề về hành vi
- Kém phát triển hoặc chậm phát triển
Ngay cả một lượng nhỏ rượu cũng có thể gây ra vấn đề hơn bạn nghĩ! Nếu bạn luôn cảm thấy thèm uống rượu khi đang mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ ngay lập tức để bảo đảm con bạn được khỏe mạnh. Và điều này cũng hoàn toàn có lợi cho chính sức khỏe và tinh thần của người mẹ.
Không ăn thực phẩm sống
Thịt và trứng sống và chưa được nấu chín hoàn toàn khiến mẹ bầu dễ mắc phải nguy cơ các mắc bệnh do vi khuẩn trong thực phẩm gây ra, chẳng hạn như bệnh listeriosis và bệnh toxoplasma. Và ngộ độc thực phẩm cũng là vấn đề không thể tránh khỏi.
Tình trạng này có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và thậm chí là sẩy thai. Do đó, hãy đảm bảo rằng tất cả trứng và thịt bạn ăn khi mang thai đều được nấu chín kỹ.
Danh sách những thực phẩm không nên ăn sống hoặc tái đối với phụ nữ mang thai:
- Thịt và hải sản sống: Hải sản chưa nấu chín (đặc biệt là các món sushi), bao gồm hàu và trai. Bạn cũng nên tránh ăn phải thịt bò và gia cầm sống hoặc nấu chưa chín. Chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn toxoplasmosis hoặc salmonella .
- Các loài cá có hàm lượng thủy ngân cao: Bao gồm các loại cá như cá mập, cá thu, cá kiếm và cá ngói. Còn cá ngừ thì sao? Nhìn chung, cá ngừ đại dương đóng hộp có hàm lượng thủy ngân thấp hơn, nhưng bạn vẫn không nên ăn món này quá nhiều.
- Trứng sống: các loại thực phẩm có chứa trứng sống như nước xốt Caesar tự làm, nước sốt Hollandaise, sốt mayonnaise và một số loại sữa trứng. Trứng sống có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.
- Phô mai mềm: Một số loại phô mai mềm nhập khẩu có thể có vi khuẩn listeria. Vì vậy, hãy tránh xa các loại phô mai mềm như Roquefort, feta, Gorgonzola, Camembert và Brie. Cũng nên tránh dùng các loại pho mát Mexico như queso blanco và queso freshco, trừ khi chúng được làm từ sữa tiệt trùng.
Không ăn thịt nguội
Các loại thịt nguội và xông khói – bao gồm xúc xích, cá hồi hun khói và các loại thịt đã qua xử lý khác – có thể gây các bệnh chẳng hạn như bệnh listeriosis và bệnh toxoplasma. Thịt qua chế biến và được cắt lát sẵn sẽ có nhiều diện tích bề mặt tiếp xúc với vi khuẩn hơn khiến cho chúng dễ dàng phát triển.
Hãy nấu chín kỹ các loại thực phẩm giàu protein đã qua chế biến để làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn từ các loại thực phẩm này.
Không dùng các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng
Canxi rất quan trọng đối với trẻ đang phát triển, nhưng mẹ cần phải cẩn trọng khi lựa chọn loại sữa cho phù hợp trong thai kỳ. Mặc dù các loại sữa organic đang trở nên thịnh hành vì giữ được độ tươi và thơm của sữa nhưng món này hoàn toàn không được khuyến cáo sử dụng cho thai phụ vì nó có thể còn chứa các loại vi khuẩn gây hại cho thai nhi và thai phụ.
Cụ thể, sữa tươi có thể chứa vi khuẩn Listeria. Đây là loại vi khuẩn có thể dẫn đến sẩy thai, hoặc thậm chí là những hậu quả nguy hiểm đến tính mạng.
Hạn chế đi giày cao gót
Đi giày cao gót là một điều không nên làm khi mang thai. Tạm quên đi những đôi giày cao gót, bạn hãy sử dụng những đôi giày êm ái vài xinh xắn với độ cao từ 3 phân trở xuống mà thôi. Khi bụng to lên, trọng tâm của bạn cũng sẽ thay đổi. Vì vậy, bạn sẽ khó có thể giữ được thăng bằng trên những đôi cao gót, chưa kể đến đôi bàn chân sưng phù khi mang thai.
Đừng vội mủi lòng khi nhìn thấy những cô gái mảnh mai sải bước trên những đôi giày cao gót ấy. Ban đang mang thai và sự an toàn của con và chính bạn luôn cần đặt lên trên hết nhé!
Đừng ngâm mình trong bồn tắm nước nóng
Mặc dù đây có thể là một cách thư giãn mà bạn cực kỳ ưa thích sau mỗi ngày dài mệt mỏi nhưng môi trường có nhiệt độ cao của bồn tắm nước nóng, bể sục và phòng xông hơi có thể là quá nguy hiểm đối với các bà mẹ đang mang thai. Do đó, ngâm mình trong bồn tắm nước nóng cũng là điều bạn không nên làm khi mang thai.
Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng ngâm mình trong bồn tắm nước nóng hoặc phòng tắm hơi trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể tăng gấp đôi nguy cơ sẩy thai. Ngâm mình trong nước nóng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và điều này gây ra các vấn đề nguy hiểm em bé bao gồm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Không uống nhiều cà phê
Caffeine có thể đi qua nhau thai và làm tăng nhịp tim của em bé. Cho đến nay, các nghiên cứu đã cho thấy rằng phụ nữ có thể tiêu thụ một hoặc hai tách cà phê mỗi ngày, nhưng nhiều hơn một chút thì hoàn toàn không thể!
Không dọn hộp vệ sinh chó mèo
Không nên làm gì khi mang thai? Đó chính là dọn hộp vệ sinh chó mèo! Bạn vẫn hoàn toàn có thể cưng nựng người bạn lông lá của mình thỏa thích và rửa tay ngay sau đó – nhưng đừng dọn hộp vệ sinh cho mèo. Chất thải của mèo chứa đầy hàng triệu vi khuẩn và ký sinh trùng. Đặc biệt, Toxoplasma gondii, chúng vô cùng nguy hiểm đối với các bà mẹ đang mang thai.
Nếu bạn mắc bệnh này, hoàn toàn không có triệu chứng gì rõ ràng cho thấy bạn đang mắc phải các loại vi khuẩn này cho đến khi bạn bắt đầu gặp phải các biến chứng nguy hiểm đối với thai kỳ. Sẩy thai hoặc thai chết lưu là hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn nhiễm phải những loại vi khuẩn này.
Trẻ sơ sinh nhiễm ký sinh trùng này có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm co giật và khuyết tật tâm thần.
Phụ nữ mang thai nên làm gì?
Ngoài việc chú ý xem không nên làm gì khi mang thai, bạn cũng có thể thực hiện một số hoạt động để có thai kỳ khỏe mạnh hơn:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thăm khám thai kỳ đều đặn, theo dõi sức khỏe và phát triển của thai nhi thông qua các cuộc hẹn với bác sĩ sản khoa.
- Dinh dưỡng cân đối: Ăn một chế độ ăn cân đối, giàu dinh dưỡng với nhiều loại rau, trái cây, protein và nguồn canxi. Hạn chế caffein và tránh rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Uống vitamin dành cho bà bầu theo hướng dẫn của bác sĩ, nhất là acid folic để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.
- Giữ cân nặng hợp lý: Tăng cân đúng mức giúp thai nhi phát triển đầy đủ và giảm nguy cơ biến chứng.
- Tập luyện nhẹ nhàng: Vận động như đi bộ, tập yoga cho bà bầu, bơi lội giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm căng thẳng và chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
- Nghỉ ngơi đủ: Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và đảm bảo ngủ đủ giấc.
- Thực hiện các xét nghiệm: Theo dõi sức khỏe và phát triển của thai nhi thông qua các xét nghiệm như siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm đường huyết.
- Học lớp chuẩn bị sinh nở: Để biết thêm về quá trình sinh nở, cách chăm sóc trẻ sơ sinh và kỹ năng nuôi con.
Với những điều không nên làm khi mang thai trên đây, Mẹ và Con hy vọng là bạn hoàn toàn có thể thực hiện được, đúng không nào? Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông nhé!