Nói cà lăm không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể ảnh hưởng đến sự tự tin, giao tiếp và học tập của trẻ. Trẻ nói cà lăm không phải do thiếu thông minh, kém tự tin hay không được cha mẹ chăm sóc đầy đủ. Có nhiều cách chữa nói cà lăm để giúp trẻ nhanh chóng phát âm chuẩn chỉnh.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích các dấu hiệu để chẩn đoán trẻ nói cà lăm cũng như cách chữa nói cà lăm hiệu quả. Mời bạn cùng tìm hiểu.
Dấu hiệu nhận biết trẻ nói cà lăm
Cà lăm là một rối loạn ngôn ngữ khiến cho trẻ em gặp khó khăn trong việc nói một cách trơn tru và liền mạch. Trẻ bị cà lăm, nói lắp sẽ có các dấu hiệu như:
- Lặp lại âm thanh, âm tiết hoặc từ – ví dụ: “m-m-m-mẹ”, “b-b-b-ba”, “cá-cá-cá”.
- Kéo dài âm thanh – ví dụ: “connnn”, “bbbbbánh kem”.
- Ngừng nói giữa câu hoặc giữa từ – ví dụ: “Mẹ ơi … con muốn … ăn kẹo”, “Con thích … màu đỏ”.
- Trẻ thường dùng các từ như “à”, “ờ”, “ừm” khi gặp khó khăn trong việc nối tiếp từ.
- Lo lắng khi nói hoặc tránh nói, căng thẳng khi không phát âm được rõ ràng.
Cà lăm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi tập nói từ 2 đến 5 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ em phải học nhiều từ mới và kết hợp chúng thành câu để diễn đạt ý muốn.
Trong hầu hết các trường hợp thì không cần cách chữa nói cà lăm mà trẻ sẽ tự hết khi lớn và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ bị nói lắp kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập và giao tiếp bé. Lúc này cần chẩn đoán và tìm kiếm cách chữa nói cà lăm cho con.
Chẩn đoán nói lắp ở trẻ em
Ngoài các dấu hiệu trên, để chẩn đoán chính xác tình trạng của trẻ cũng như có cách chữa nói cà lăm phù hợp thì nên đưa bé đi khám. Có thể khám bác sĩ chuyên khoa hoặc các nhà tư vấn trị liệu ngôn ngữ để được đánh giá. Chuyên gia sẽ quan sát cách trẻ nói chuyện trong các tình huống khác nhau, kèm theo các phương pháp kiểm tra ví dụ:
- Hỏi về tiền sử sức khỏe, thời điểm bắt đầu và tần suất trẻ nói lắp.
- Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của tật cà lăm đến cuộc sống, mối quan hệ và học tập.
- Nói chuyện với trẻ và có thể yêu cầu bé đọc to để quan sát các khác biệt trong cách nói.
- Phân biệt giữa việc lặp lại âm tiết và việc phát âm sai từ mà thường gặp ở trẻ nhỏ, và cà lăm có khả năng trở thành tình trạng lâu dài.
- Loại trừ các bệnh lý cơ bản có thể gây ra cách nói bất thường, như hội chứng Tourette.
- Sử dụng các bài kiểm tra chuyên nghiệp hoặc đếm tần suất để thu thập thông tin để chẩn đoán bé có cà lăm hay không và mức độ tật cà lăm nặng hay nhẹ nếu có.
- Tìm hiểu các cách chữa nói cà lăm mà bé từng thử qua, để giúp xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Cà lăm có phải là bệnh?
Cà lăm không phải là một bệnh mà là một rối loạn ngôn ngữ do sự không đồng bộ giữa các vùng não liên quan đến ngôn ngữ và các cơ quan phát âm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trẻ bị nói lắp, bao gồm:
- Di truyền: Khoảng 2/3 người nói cà lăm có gia đình có người nói cà lăm. Điều này cho thấy gien di truyền có vai trò quan trọng trong việc xác định trẻ có bị cà lăm hay không.
- Giới tính: Cà lăm thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Tỷ lệ nam/nữ nói lắp khoảng 4/1.
- Tốc độ phát triển: Tật nói lắp thường xuất hiện khi trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển hệ thống ngôn ngữ. Trẻ nói lắp vì bị khớp giữa tốc độ nghĩ và nói.
- Môi trường: Cà lăm có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như áp lực, căng thẳng, sự chú ý hoặc kỳ vọng của người khác. Những yếu tố này có thể làm tăng hoặc giảm mức độ cà lăm của trẻ em tùy theo từng hoàn cảnh.
Cần hiểu rằng, trẻ nhỏ nói lắp, cà lăm không phải là do sự thiếu thông minh, thiếu kỹ năng giao tiếp, trẻ nhút nhát kém tự tin, thiếu chăm sóc hay sai lầm của cha mẹ. Cha mẹ không nên tự trách mình hay đổ lỗi cho bé khi con bị cà lăm mà hãy áp dụng các cách chữa nói cà lăm phù hợp.
Cách chữa nói cà lăm nói lắp cho trẻ
Cà lăm là một rối loạn ngôn ngữ có thể được điều trị và khắc phục nếu được phát hiện và can thiệp sớm. Cách chữa bệnh nói lắp cà lăm cho trẻ em cần phối hợp từ nhiều yếu tố:
Đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu ngôn ngữ:
Nếu cha mẹ có bất kỳ lo lắng nào về khả năng nói của con, hãy đưa con đi khám bác sĩ hoặc nhà trị liệu để được đánh giá và tư vấn. Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ là người chuyên về các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ và giao tiếp. Họ có thể giúp xác định nguyên nhân, mức độ và loại cà lăm của trẻ em, cũng như đưa ra cách chữa nói cà lăm phù hợp.
Thực hiện các bài tập nói:
Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ có thể hướng dẫn cha mẹ và trẻ các bài tập nói giúp tăng khả năng phát âm, điều chỉnh tốc độ, nhịp điệu nói. Các bài tập này có thể là hát, đọc thơ, đọc sách, kể chuyện, chơi trò nối từ, thở sâu, v.v..
Tạo môi trường nói thuận lợi:
Cha mẹ có thể giúp con giảm cà lăm bằng cách tạo ra một môi trường nói thuận lợi cho con. Đây là một số cách để làm điều này:
- Không phản ứng tiêu cực như tức giận, phạt, đổ lỗi hay chế nhạo khi trẻ nói cà lăm. Cần lưu ý cả phản ứng của những người xung quanh trẻ.
- Không ngắt lời hay nói hộ con, hãy kiên nhẫn đợi bé nói hết ý.
- Không tạo áp lực buộc trẻ phải tiến bộ ngay khi áp dụng các cách chữa nói cà lăm.
- Khuyến khích con nói về những điều con quan tâm và thể hiện sự quan tâm đến những gì con nói.
- Nói chậm, rõ ràng và nhẹ nhàng với con và yêu cầu các thành viên trong gia đình làm như vậy.
- Khen ngợi con khi con nói trôi chảy hoặc cố gắng vượt qua cà lăm.
Tóm lại, cà lăm nói lắp là một rối loạn ngôn ngữ khá phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi tập nói. Đây không phải là bệnh và bạn nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn cách chữa nói cà lăm phù hợp nhất cho con.