Bạn đeo tai nghe trong hầu hết thời gian của mình để nghe các bản nhạc yêu thích, chơi game, xem phim hoặc chỉ đơn giản là để loại bỏ tiếng ồn bên ngoài? Chính vì vậy, tai nghe đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống của chúng ta.
Và đó là một nguyên nhân Tạp chí Mẹ và Con muốn chia sẻ đến bạn tác hại của headphone thông qua những chia sẻ từ các chuyên gia tai mũi họng uy tín trên thế giới.
Những tác hại của Headphone nếu sử dụng quá lâu
Hãy nhớ rằng, khi bạn đeo tai nghe nghĩa là lúc âm thanh phát ra chạm thẳng vào màng nhĩ của bạn. Trong những tình huống nghiêm trọng, chúng có thể dẫn đến tổn thương màng nhĩ vĩnh viễn. Tác hại của headphone chưa dừng lại ở đó. Các chuyên gia tai mũi họng còn nêu bật lên nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến việc đeo tai nghe liên tục.
Chóng mặt
Bạn hay trò chuyện với mọi người khi vẫn còn đang đeo tai nghe? Hãy hạn chế lặp lại hành động này nhé. Bởi khi sử dụng tai nghe, bạn sẽ tạo ra tiếng nói lớn hơn và có thể dẫn đến tăng áp lực trong ống tai. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy chóng mặt.
Nghe kém
Việc đeo tai nghe trong thời gian dài đồng nghĩa với việc bạn tự làm hại chính mình. Bạn sẽ bị sốc khi biết rằng thói quen nghe không an toàn qua tai nghe có thể dẫn đến mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Các tế bào lông trong ốc tai có nguy cơ mất đi độ nhạy do rung động mạnh và bị uốn cong xuống quá nhiều dẫn đến tiếp nhận âm thanh kém hoặc không còn khả năng nhận âm thanh nữa.
Nhiễm trùng tai
Tai nghe được cắm trực tiếp vào ống tai và chặn luồng không khí đi qua. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng tai. Sử dụng tai nghe cũng đồng thời dẫn đến sự tích tụ và phát triển của vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ bám vào tai nghe. Chúng có thể gây nhiễm trùng tai, nếu việc sử dụng tai nghe quá thường xuyên.
Khi đã biết tác hại của headphone, bạn nên tránh dùng chung tai nghe vì vi khuẩn có thể lây truyền truyền từ tai bạn sang người dùng chung. Khi đó, thậm chí cả hai đều có nguy cơ bị nhiễm trùng tai nghiêm trọng.
Ráy tai
Bạn có thói quen sử dụng tai nghe khi lái xe hay làm việc? Nếu có thể, hãy giảm bớt thời gian dung tai nghe lại.
Sử dụng tai nghe trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự phát triển của ráy tai, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai, các vấn đề về thính giác hoặc ù tai, ảnh hưởng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống.
Đau tai
Nếu bạn đang sử dụng tai nghe chất lượng kém, bạn có thể gặp phải tình trạng này. Tai nghe kém chất lượng không sử dụng chất liệu an toàn, các lớp đệm đủ tốt để bảo vệ tai.
Cùng với việc sử dụng tai nghe trong thời gian dài, bạn đang tự gây áp lực cho đôi tai của mình. Tai không chỉ đau bên ngoài mà còn nhức tai trong.
Mắc Hội chứng mất thính lực do tiếng ồn (NIHL)
Tai trong của chúng ta rất nhạy cảm với tiếng ồn. Do đó, quá nhiều tiếng ồn và duy trì trong một thời gian dài không chỉ đánh cắp sự bình yên của bạn mà còn khiến bạn mắc Hội chứng mất thính lực, điếc tai do tiếng ồn.
Với tiếng ồn từ 85 decibel trở lên là tai đã bị tổn thương. Chúng tương tự như bạn ngồi gần một cái loa lớn trong chương trình ca nhạc hoặc bán súng mà không mang dụng cụ bảo vệ tai.
Ù tai
Tiếng ồn lớn có thể làm hỏng các tế bào lông trong ốc tai của bạn, gây ra tiếng ồn hoặc âm thanh như tiếng chuông trong tai. Thậm chí, bạn còn có thể nghe được những âm thanh này vọng lại ở đầu. Tiếng ồn này được gọi là ù tai.
Tăng âm
Một tác hại của headphone có liên quan đến những người bị ù tai. Nhóm người này dễ phát triển độ nhạy cảm với âm thanh, ngay cả với âm thanh trong môi trường hàng ngày. Điều này được gọi là chứng tăng âm.
Khi đã biết được tác hại của headphone, đặc biệt là khi sử dụng quá thường xuyên, bạn sẽ ứng xử thế nào? Liệu chúng ta có nên ngừng sử dụng thiết bị này?
Các chuyên gia tai mũi họng cho rằng, tuy nói headphone có nhiều tác hại nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của chúng trong liên lạc, giải trí, thư giãn. Vấn đề còn lại của chúng ta là tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp.
Tốt nhất là bạn không đeo tai nghe quá 1 giờ/ngày. Việc hạn chế sử dụng tai nghe sẽ giúp bạn tránh bị đau tai, ngăn ngừa nguy cơ giảm thính lực, đặc biệt là có thời gian lắng nghe những âm thanh đời thực, tận hưởng trọn vẹn cuộc sống. Quá tuyệt vời đúng không nào?
Tác hại của headphone vừa được chia sẻ đến bạn qua bài viết ở trên. Hãy sử dụng các thiết bị điện tử thật thông minh để đảm bảo chúng phục vụ hiệu quả cho cuộc sống của chúng ta, thay vì phải gánh chịu những hệ lụy đáng buồn, bạn nhé.
Tạp chí Mẹ và Con hy vọng chúc bạn thật nhiều niềm vui và đừng quên theo dõi chúng tôi hàng ngày để nhận thêm những kiến thức thú vị, hữu ích trong cuộc sống nhé!