Cách làm bánh căn có ngon hay không còn phụ thuộc vào cách pha bột làm bánh căn. Chính vì vậy, Mẹ và Con sẽ dành tặng bạn công thức làm bánh căn ngon sau đây:
Cách làm bánh căn miền Trung
Nếu đã từng du lịch Đà Nẵng hay các tỉnh miền Trung chắc hẳn nhiều bạn đã không còn
- Thời gian nấu: 30 – 45 phút
- Giá thành: 80.000 – 120.000 đồng
- Công cụ cần chuẩn bị: Nồi, tô, vá, muỗng, bếp điện, chén, khuôn đổ bánh căn…
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 200gr Tôm
- 10 quả Trứng cút
- 200gr Bột gạo
- 100gr Bột năng
- 100gr Đu đủ
- Tỏi băm
- Hành lá
- Giấm
- Nước mắm
- Dầu ăn
- Gia vị thông dụng 1 ít: Đường, tiêu xay, muối, hạt nêm
Cách làm bánh căn tại nhà
Bước 1: Trộn bột
- Cách pha bột làm bánh căn rất đơn giản, các bạn có thể pha theo công thức sau: Trộn đều 200gr bột gạo cùng với 100gr bột năng vào một cái tô đựng. Sau đó các bạn cho thêm 1 muỗng cà phê bột nghệ vào, 1 muỗng cà phê hạt nêm, ít muối cùng ít tiêu xay nhuyễn
- Kế đến các bạn đổ khoảng 450ml nước lọc vào tô rồi dùng đũa khuấy đều cho đến khi hỗn hợp bột tan hết ra
- Để bột nghỉ khoảng 1 tiếng
Mách nhỏ: Nếu ăn được hành lá các bạn có thể cho ít hành lá cắt nhỏ vào phần bột bánh căn để tăng hương vị. Bên cạnh đó, lợi ích của hành lá cho sức khỏe là rất lớn nên các bạn đừng bỏ qua nguyên liệu này trong món bánh căn nhé!
Bước 2: Sơ chế và ướp tôm
- Tôm sau khi mua về các bạn làm sạch và khử mùi tanh của tôm bằng cách: Các bạn lột sạch phần vỏ tôm rồi bỏ đi phần đầu (có thể giữ lại và lăn bột chiên giòn), lấy sạch phần chỉ tôm rồi ngâm tôm trong nước muối loãng khoảng 2 phút rồi rửa sạch. Để tôm ráo tự nhiên
- Ướp tôm với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh đầu hành lá băm (hoặc thay bằng hành tím băm). Trộn đều và ướp trong vòng 30 phút cho tôm thấm gia vị.
- Nếu các bạn không nắm được quy tắc nêm nếm gia vị, các bạn có thể tham khảo cách nêm nếm gia vị giúp món ăn đậm đà thơm ngon
Mẹo nhỏ: Cách rút chỉ lưng tôm nhanh
- Cách 1: Các bạn dùng mũi dao sắt rồi rạch một đường dọc sống lưng tôm, sau đó lấy sạch phần chỉ tôm ra ngoài
- Cách 2: Ngoài ra các bạn có thể làm sạch chỉ tôm bằng cách đếm ngược từ đuôi tôm lên rãnh thứ 2 (nối ở giữa 2 đốt vỏ tôm). Sau đó các bạn dùng tăm xiên ra rồi kéo chỉ tôm ra ngoài
- Cách 3: Bạn lật ngửa tôm lên rồi dùng 1 tay giữ phần thân tôm. Tay còn lại các bạn bóc 2 bên của đầu tôm rồi các bạn giữ chặt phần nối của đầu và thân tôm. Tiếp đến bạn tách từ từ đầu tôm ra khỏi thân tôm. Lúc này phần chỉ tôm sẽ dính với phần dơ ở đầu và được kéo ra dễ dàng
Bước 3: Làm đồ chua ăn kèm
Cách làm bánh căn miền Trung có ngon hay không còn phụ thuộc rất lớn vào đồ chua ăn kèm. Sau đây là cách làm đồ chua ăn kèm giòn ngon:
- Các bạn gọt sạch vỏ, sau đó bào sợi đu đủ
- Tiếp đến các bạn pha nước ướp đồ chua: 2 muỗng canh giấm, 2 muỗng canh đường… Khuấy đều để đường tan ra
- Cho đu đủ đã bào sợi vào, trộn đều rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1 – 2 tiếng
- Mách bạn: Bạn có thể ngâm trước đu đủ với đường để đu đủ giòn hơn nhé.
Bước 4: Làm nước chấm
Để pha nước chấm ngon cho món bánh căn các bạn có thể pha theo công thức sau: 10 muỗng canh đường, 10 muỗng canh nước mắm, 20 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh tỏi băm, ½ muỗng canh ớt băm, khuấy đều cho các nguyên liệu tan ra.
Bước 5: Đổ bánh căn
- Để cách làm bánh căn đơn giản hơn các bạn nên dùng những chảo chuyên dụng để đổ bánh căn (các loại khuôn đổ bánh khọt). Sau đó các bạn bắc chảo lên bếp rồi đổ dầu vào các ô trong chảo, đun ở lửa nhỏ
- Khi dầu bắt đầu sôi nhẹ các bạn cho từ từ hỗn hợp bột bánh vào các ô, tránh để bột tràn ra bên ngoài các ô (dễ bị cháy)
- Tiếp theo các bạn đập trứng cút và cho vào các ô bột bạn gắp cho 1 – 2 con tôn vào chiên cùng. Đậy nắp và chiên trong vòng 2 phút
- Chiên đến khi bạn đều trong 2 phút thì các bạn trở nhẹ mặt bánh rồi chiên thêm 1 phút nữa đến khi trứng cút và tôm đều chín thì gắp từng cái bánh ra dĩa (đã được lót sẵn giấy thấm dầu) cho ráo dầu
Thành phẩm
Sau khi hoàn thành cách làm bánh căn miền Trung các bạn sẽ được thưởng thức những cái bánh nóng hổi, thơm lừng. Đặc biệt phần rìa ngoài của bánh sẽ giòn tan, khi nhai sẽ tạo tiếng rôm rốp.
Kết hợp cùng phần nhân tôm tươi, ngọt nước được nêm nếm vừa vị và trứng cút béo bùi. Đặc biệt, khi ăn các bạn nên cho phần rau sống kẹp cùng bánh căn rồi chấm đẫm nước mắm chua chua ngọt ngọt kèm đu đủ giòn sẽ giúp bánh đỡ ngấy.
Cách làm bánh căn Đà Lạt
- Thời gian nấu: 30 – 45 phút
- Giá thành: 70.000 – 100.000 đồng
- Công cụ cần chuẩn bị: Nồi, tô, vá, muỗng, bếp điện, chén, khuôn đổ bánh căn…
Nguyên liệu chính
- 1 chén gạo
- ½ chén cơm nguội
- 2,5 chén nước lọc
- 1 muỗng cà phê muối
- ¼ chén đường
- 500gr thịt băm
- 1,5 muỗng canh hành tím băm
- 1,5 muỗng canh tỏi băm
- ½ muỗng cà phê tiêu
- 2 muỗng cà phê hạt nêm
- 3 muỗng canh nước mắm
- Hành lá
- Ít ớt bột
Cách làm bánh căn
Bước 1: Làm bột bánh căn và thịt xíu mại
- Cách làm bánh căn Đà Lạt có thành công hay không phụ thuộc rất lớn đến công thức pha bột chuẩn. Để pha bột làm bánh căn các bạn vo sạch gạo với nước và nhâm gạo cùng 1 chén nước ít nhất là 24 giờ để gạo mềm
- Kế đến các bạn cho gạo đã ngâm mềm vào cối xay (máy xay sinh tố), sau đó cho cùng 1 chèn cơm nguội, 1,5 chén nước cùng với ½ muỗng cà phê muối vào rồi xay nhuyễn
- Sau đó các bạn ướp thịt băm với 1 muỗng canh hành tím, 1 muỗng canh tỏi băm, ½ muỗng cà phê tiêu cùng 1 muỗng cà phê hạt nêm và 2 muỗng canh nước mắm. Vo thịt thành nhiều viên tròn vừa ăn rồi hấp cách thủy đến khi chín
Bước 2: Cách làm nước chấm
- Đây là bước rất quan trọng trong cách làm bánh căn Đà Lạt tại nhà, các bạn chỉ cần phi thơm ½ muỗng canh hành tím băm cùng ½ muỗng canh tỏi băm cùng ít đầu hành lá trong một cái nồi nhỏ, sau đó các bạn cho 1 chén nước vào và nêm thêm ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê hạt nêm rồi thả các viên xíu mại vừa hấp ở trên vào
- Bạn có thêm ớt bột vào rồi đun sôi
- Ở 1 nồi khác, bạn cho vào 1/4 chén đường, 1 chén nước, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm hòa tan trên bếp. Để hỗn hợp nguội hẳn rồi bạn nêm vào 1 muỗng canh nước mắm là bạn hoàn tất phần nước chấm
Bước 3: Đổ bánh
- Cách làm bánh căn phụ thuộc rất lớn vào bước đổ bánh đấy. Để có thể đổ được những mẻ bánh ngon các bạn cho dầu ăn vào khuôn để đỡ dính. Sau đó đun nóng lên rồi bạn cho bột vào. Tiếp đến các bạn nghiêng chảo để phần bột chảy đều khắp khuôn rồi đậy nắp lại
- Nhanh tay, bắc thêm 1 chảo bên cạnh để phi thơm các gốc đầu hành và thân hành lá băm cùng với 2 muỗng canh dầu ăn rồi tắt bếp. Đến khi bánh chín các bạn phết thêm một lớp trứng mỏng lên bề mặt của bánh để làm nhân. Đến khi trứng chín các bạn nhấc bánh ra khỏi khuôn
- Bày bánh ra dĩa, múc 1 giá nước chấm đã đun kèm 1 giá xíu mại, thêm mỡ hành và tiêu lên dùng kèm với bánh căn
Thành phẩm
Sau khi hoàn thành cách làm bánh căn Đà Lạt các bạn sẽ được thưởng thức độ giòn tan của những chiếc bánh căn, kết hợp cùng nước xíu mại và mềm ngọt của phần thịt bằm. Đặc biệt là độ cay vừa phải từ ớt bột sẽ giúp món ăn thêm phần hấp dẫn.
Cách làm mắm nêm ăn bánh căn
Cách làm mắm nêm ăn bánh căn là một trong những bước quan trọng để giúp món bánh căn hấp dẫn và ngon hơn. Cùng lưu lại công thức sau đây nhé:
- Thời gian nấu: 10 – 15 phút
- Giá thành: 30.000 – 35.000 đồng
- Công cụ cần chuẩn bị: Thớt, chén, muỗng…
Nguyên liệu
- Dứa (thơm, khóm)
- Tỏi, ớt
- Chanh xanh
- Sả
- Đường
- Giấm
- Mắm nêm
Cách pha mắm nêm
- Các bạn cắt dứa thành nhiều miếng nhỏ, sau đó đem đi giã nhuyễn (nếu muốn ăn dứa nhuyễn hơn các bạn có thể dùng máy xay sinh tố)
- Tỏi và ớt bạn bỏ vỏ rồi băm nhuyễn
- Sả bạn đem đi xay, lưu ý là bạn bỏ đi phần lõi trắng nhé
- Đầu tiên các bạn lọc mắm nêm qua rây cho mịn. Tiếp đến các bạn cho thêm đường vào đun với lửa nhỏ đến khi đường tan đều
- Tiếp đến các bạn cho thêm 1 muỗng nước cốt chanh tươi, giấm, 1 muỗng sả vào khuấy đều. Đây chính là bí quyết giúp mắm nêm ngon và dậy mùi thơm hơn đấy.
- Cuối cùng bạn cho tỏi, ớt, dứa đã bằm nhuyễn vào hỗn hợp và khuấy đều. Như vậy là bạn đã có một chén mắm nêm thơm lừng để ăn kèm bánh căn rồi đấy
Cách làm bánh căn bằng bột gạo thơm ngon
- Thời gian nấu: 30 – 45 phút
- Giá thành: 70.000 – 100.000 đồng
- Công cụ cần chuẩn bị: Nồi, tô, vá, muỗng, bếp điện, chén, khuôn đổ bánh căn…
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 300gr bột gạo, 1 lon nước cốt dừa
- ½ chén cơm nguội
- ½ chén dầu ăn
- 100gr hẹ (giúp dậy mùi thơm)
- 100gr tôm tươi
- 2 trái cà chua
- 1 muỗng cà phê hành tím băm
- 1 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng canh đường
- 1 muỗng canh nước mắm
- 1 muỗng cà phê tỏi băm
Cách làm bánh căn bằng bột gạo
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Các bạn làm sạch hẹ, sau đó cắt nhỏ. Phần tôm các bạn rửa sạch rồi lấy chỉ tôm. Đối với cà chua, bạn lột bỏ vỏ
Mẹo làm sạch tôm:
- Cách 1: Các bạn dùng mũi dao sắt rồi rạch một đường dọc sống lưng tôm, sau đó lấy sạch phần chỉ tôm ra ngoài
- Cách 2: Ngoài ra các bạn có thể làm sạch chỉ tôm bằng cách đếm ngược từ đuôi tôm lên rãnh thứ 2 (nối ở giữa 2 đốt vỏ tôm). Sau đó các bạn dùng tăm xiên ra rồi kéo chỉ tôm ra ngoài
- Cách 3: Bạn lật ngửa tôm lên rồi dùng 1 tay giữ phần thân tôm. Tay còn lại các bạn bóc 2 bên của đầu tôm rồi các bạn giữ chặt phần nối của đầu và thân tôm. Tiếp đến bạn tách từ từ đầu tôm ra khỏi thân tôm. Lúc này phần chỉ tôm sẽ dính với phần dơ ở đầu và được kéo ra dễ dàng
Bước 2: Pha bột
- Cách làm bánh căn bằng nước cốt dừa có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào bước này. Các bạn cho cơm vào máy xay thật nhuyễn rồi cho ra chén. Thêm phần tôm tươi vừa lột ở trên cùng cà chua vào máy xay sinh tố rồi xay thật nhuyễn mịn
- Trộn đều cơm với 300gr bột gạo trong 1 cái tô. Hòa tan nước cốt dừa trong 1 tô khác với 1 chén nước ấm. Khuấy đều lên cho cốt dừa quyện đều với nước.
- Bạn trộn đều hỗn hợp trên cho thật đều vào mịn bột. Nên khuấy nhẹ để không tạo bọt khí
Bước 3: Phi hẹ và làm nước chấm
- Các bạn làm nóng chảo với 2 muỗng canh dầu ăn. Tiếp đến các bạn cho hẹ vào rồi đảo đều khoảng 30 giây, cho ra chén
- Bạn phi thơm phần tỏi băm, hành tím băm cùng 2 muỗng canh dầu ăn rồi cho tôm tươi cùng cà chua vào để đảo đều
- Nêm thêm ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường trắng, 1 muỗng cà phê ớt băm, đảo đều tất cả trong khoảng 1 phút.
Bước 4: Đổ bánh và thưởng thức
Các bạn làm nóng khuôn bánh căn với lửa lớn. Sau đó các bạn phết đều dầu ăn vào khuôn. Bạn múc hỗn hợp bột gạo, nước cốt dừa và cơm vừa pha cho vào khuôn. Tráng một lớp mỏng để bánh chín đều và giòn tan. Khi bánh chín các bạn lấy ra và cho thêm hẹ phi thơm lên trên.
Bí quyết chọn tôm tươi làm bánh căn
Chọn được tôm tươi chính là bí quyết quan trọng để các bạn thành công trong cách làm bánh căn đấy. Cùng note ngay những bí quyết sau đây nhé!
- Phần tôm tươi các bạn nên chọn phần vỏ còn trong suốt và có mùi của nước biển, không quá tanh. Không nên chọn mua những phần tôm có mảng tối quá nhiều hay màu sắc không đồng đều
- Để chọn được tôm tươi cho món bánh căn ngon các bạn nên cầm tôm lên để xem tôm có chảy nhớt hay uốn cong lại hay không. Vì đây là tôm không còn tươi
- Bạn có thể ấn nhẹ phần tôm để kiểm tra độ đàn hồi của tôm. Tôm tươi sẽ có độ chắc thịt, không bở khi bị ấn vào
- Phần đầu tôm tươi luôn dính chặt vào thân tôm. Tôm kém tươi sẽ phần đầu sẽ không còn dính chặt và có mùi hôi khó chịu
Trên đây là cách làm bánh căn miền Trung và Đà Lạt mà Mẹ và Con muốn dành tặng bạn. Hy vọng các bạn sẽ thành công để có thể thưởng thức món đặc sản nứt tiếng này ngay tại nhà!