Tóc bạc sớm không chỉ xuất hiện ở người tuổi trung niên mà trẻ em có tóc bạc cũng khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi hoang mang, lo lắng loay hoay tìm cách chữa trị. Hiện tượng tóc bạc ở trẻ em xảy ra chủ yếu do di truyền. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại, không thể loại trừ các nguyên nhân tâm lý, thói quen ăn uống ở trẻ.
Vậy tóc bạc ở trẻ em có nguy hiểm? Cách điều trị tóc bạc sớm ở trẻ em như thế nào thì hiệu quả? Trẻ em tóc bạc sớm khám ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này của các bậc phụ huynh.
Định nghĩa tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ em
Tóc bạc sớm ở trẻ là tình trạng trẻ em có tóc trắng xen kẽ với các sợi tóc màu đen. Bệnh thường xảy ra trước 20 tuổi ở người da trắng, trước 25 tuổi ở người châu Á và trước 30 tuổi ở người châu Phi.
Nguyên nhân khiến trẻ em có tóc bạc
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em có tóc bạc sớm. Cụ thể như sau:
- Di truyền: Nếu ba hoặc mẹ bị tóc bạc sớm thì có nguy cơ di truyền sang cho con cao hơn những gia đình khác. Đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường gây ra bệnh bạch biến, u xơ củ khiến tóc bạc sớm.
- Bệnh chuyển hóa: Trẻ em có tóc bạc có thể là do cường/suy tuyến giáp gây rối loạn sản xuất hormone, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin ở nang tóc, làm tóc bạc sớm.
- Đời sống tinh thần: tình trạng căng thẳng do học hành, chơi điện tử quá mức, thức khuya, sang chấn tâm lý, mất ngủ…đều làm tăng nguy cơ trẻ em có tóc bạc.
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Yếu chân tóc, làm gián đoạn quá trình phát triển của tóc gây tóc bạc sớm là do chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ưa thích đồ ăn nhanh, gây tăng tiết cholesterol
- Thiếu các loại vitamin cùng các vi chất như sắt, đồng, kẽm cũng làm tăng nguy cơ tóc bạc sớm.
- Khói thuốc lá: Hút thuốc lá thụ động cũng là nguyên nhân khiến trẻ em có tóc bạc sớm. Bởi vì trong thành phần thuốc lá có chức chất oxy hóa tế bào, làm giảm khả năng sản xuất melanin, khiến tóc bạc sớm.
- Dầu gội đầu và xà phòng: Một số loại dầu gội và xà phòng có chứa hóa chất độc hại, làm hỏng tóc, khiến tóc khô xơ và nhạt màu hơn. Do đó, bạn nên chọn cho trẻ các loại dầu gội nhẹ, có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên có bổ sung thêm các dưỡng chất cho trẻ.
Trẻ em có tóc bạc sớm có nguy hiểm không?
Bên cạnh yếu tố do di truyền thì các yếu tố như ăn uống, tâm lý, thiếu chất…cũng có thể khiến trẻ em có tóc bạc. Trong nhiều trường hợp, tóc bạc sớm không đơn thuần chỉ là tình trạng tóc bạc, mà là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm hơn. Cụ thể là bệnh xơ cứng mô sụn và bạch biến, nguyên nhân gây ra hiện tượng mất sắc tố tóc.
Ngoài ra, tóc bạc sớm ở trẻ còn là dấu hiệu của bệnh co giật, khối u, rối loạn tuyến giáp và các rối loạn nội tiết khác. Do đó, các bậc phụ huynh tìm cách trị bệnh tóc bạc ở trẻ em thông qua các xét nghiệm sàng lọc sớm nguy cơ mắc các bệnh lý nêu trên.
Cải thiện tình trạng trẻ em có tóc bạc
Tìm kiếm cách trị bệnh tóc bạc ở trẻ em không khó nhưng để điều trị hoàn toàn bệnh này thì rất khó. Thay vào đó, bạn có thể cung cấp dinh dưỡng để giảm lượng tóc bạc có trên đầu trẻ. Một số dưỡng chất cần bổ sung, bao gồm:
- Vitamin A: có nhiều trong rau xanh và các loại trái cây có màu vàng, giúp da đầu khỏe mạnh và tóc sáng bóng.
- Vitamin B: có nhiều trong sữa chua, rau xanh, cà chua, súp lơ, ngũ cốc, chuối và gan, giúp điều hòa khả năng tiết dầu, nhờ đó giúp tóc khỏe mạnh, mềm mại hơn.
- Chất khoáng: Một số chất khoáng như sắt, kẽm, đồng có tác dụng giúp mái tóc chắc khỏe, ngăn chặn quá trình lão hóa.
- Protein: có nhiều trong các loại ngũ cốc, đậu nành và thịt, có tác dụng làm tăng độ bóng của tóc và cải thiện kết cấu tóc.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt các loại rau xanh đậm, bắp cải, quả lê, mơ, quả mâm xôi.
- Không tạo áp lực cho trẻ trong việc học hành, thi cử.
Một số cách nuôi dưỡng tóc an toàn cho trẻ
Đối với trẻ em có tóc bạc, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp nuôi dưỡng tự nhiên với các loại dầu gội, dưỡng chất lành tính, hoàn toàn thiên nhiên. Ba mẹ có thể thử một số công thức dưới đây:
Hỗn hợp dầu dừa – lá cà ri
Nguyên liệu:
- Một nắm lá cà ri
- 100ml dầu dừa
Thực hiện:
- Cho dầu dừa vào nồi, đun nhỏ lửa.
- Cho lá cà ri vào nồi dầu đã đun nóng.
- Chờ hỗn hợp nguội rồi cho vào chai.
- Thoa dầu lên tóc trẻ mỗi ngày và mát-xa nhẹ nhàng từ 10-15 phút, rồi ủ tóc.
- Thực hiện trong thời gian 3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Hỗn hợp dầu dừa – mướp khô
Nguyên liệu:
- Nửa tách mướp phơi khô
- Một chén nhỏ dầu dừa
Thực hiện:
- Mướp cắt nhỏ, phơi trong bóng mát tới khi khô.
- Ngâm trong dầu dừa từ 3 – 4 ngày.
- Cho hỗn hợp vào nồi, đun nhỏ lửa cho tới khi dầu chuyển sang màu đen.
- Lọc bỏ xác mướp, cho hỗn hợp dầu vào chai thủy tinh dùng dần.
- Dùng hỗn hợp này mat-xa da 2 lần/tuần vào đầu trẻ em có tóc bạc
Hỗn hợp dầu mè – cà rốt
Nguyên liệu:
- 1 thìa hạt cỏ cà ri
- 1 chén nhỏ dầu mè
- 1 chén nhỏ nước ép cà rốt
Thực hiện:
- Trộn hạt cỏ cà ri, dầu mè và nước cà rốt lại với nhau, cho vào lọ, phơi ngoài nắng từ 21-25 ngày.
- Sau đó, dùng hỗn hợp này thoa lên da đầu của trẻ, mát-xa nhẹ nhàng trong 3 tháng để đạt kết quả.
Nước chanh & Dầu hạnh nhân
Nguyên liệu:
- 1 chén nhỏ dầu hạnh nhân
- ¼ chén nhỏ nước chanh
Thực hiện:
- Trộn dầu hạnh nhân với nước chanh, sau đó mát-xa nhẹ nhàng lên da đầu trẻ.
- Để qua đêm, sau đó gội đầu bằng dầu gội.
Trà đen
Nguyên liệu:
- 1 thìa lá trà đen
- 1 chén nhỏ nước
Thực hiện:
- Nấu lá trà trong nước nóng và lọc bỏ lá trà.
- Thoa nước trà đen lên da dầu và ủ tóc trong 1 giờ.
- Gội lại với nước lạnh cho trẻ mà không dùng dầu gội.
Phòng ngừa trẻ em có tóc bạc sớm
Trẻ 3 tuổi có tóc bạc hay tóc bạc ở trẻ em 6 tuổi có thể được phòng ngừa bằng một số cách sau:
- Không nên gội đầu cho bé bằng nước nóng bởi nhiệt độ cao của nước có thể phá hủy melanocytes, tế bào hắc tố hỗ trợ sản xuất melanin.
- Tiếp xúc quá nhiều với tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân khiến trẻ em có tóc bạc sớm. Do đó, mẹ cần che chắn đầu khi bé vui chơi ở ngoài trời quá lâu.
- Không được nhổ tóc của con dù thấy bất kỳ sợi tóc màu xám hoặc trắng nào. Bởi vì việc nhổ tóc sẽ gây hỏng các nang tóc cùng các dây thần kinh nối tới các nang tóc. Hơn nữa, tóc trẻ sẽ mỏng đi nếu bị nhổ nhiều lần.
- Đảm bảo rằng con có đủ lượng iốt cần thiết, không quá ít và cũng không dư thừa, vì thiếu iốt có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp và làm đẩy nhanh quá trình tóc bạc sớm.
Hiện tượng trẻ em có tóc bạc sớm cũng gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, sức khỏe của bé. Để chữa tóc bạc sớm ở trẻ em có thể dùng các biện pháp kiểm soát ăn uống và khắc phục ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có kèm theo các dấu hiệu bệnh lý khác thì ba mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở ý tế để được xét nghiệm sàng lọc và điều trị kịp thời.