Tình trạng bị nấm da tương đối phổ biến tại Việt Nam và các quốc gia thuộc vùng nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm. Vấn đề này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây nấm da cũng như cách điều trị bạn nhé!
Thế nào là bị nấm da?
Nấm da là tình trạng các vi nấm ký sinh trên da người hoặc da động vật, gây nên các vòng tròn sưng đỏ, đóng vảy và ngứa ngáy trên da. Nếu không điều trị kịp thời, các vòng tròn này sẽ dần lan rộng hơn, chồng chéo lên nhau khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu.
Việc gãi ngứa khi bị nấm da là một phản ứng rất bình thường của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, điều này có thể khiến tình trạng nấm da trở nên nghiêm trọng hơn, các vòng tròn sưng to, chảy nước và dễ nhiễm trùng hơn. Các loại nấm da phổ biến, thường gặp ở Việt Nam bao gồm nấm kẽ, nấm móng, hắc lào, nấm bẹn, nấm lang ben và nấm da đầu.
Tham khảo: Cách trị nấm da đầu bằng nguyên liệu có sẵn trong bếp
Nguyên nhân bị nấm da
Nấm da có thể lây từ người qua người, lây từ đồ vật nhiễm nấm sang người, lây từ động vật nhiễm nấm sang người và lây do tiếp xúc trực tiếp với vi nấm. Theo đó, các nguyên nhân bị nấm da có thể kể đến như:
Không vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Giữ vệ sinh sạch sẽ là một trong những cách để phòng ngừa nấm da hiệu quả bởi việc không gội đầu thường xuyên, không tắm rửa hằng ngày, để tay chân bẩn sau khi đi vệ sinh hoặc ăn uống, không vệ sinh vùng kín sạch sẽ,… đều có thể làm tăng nguy cơ bị nấm da.
Bên cạnh đó, việc da đầu ẩm ướt sau khi gội đầu; người mồ hôi sau khi tập thể dục nhưng không tắm và thay quần áo; đi chân trần trên đất, dùng phòng tắm hoặc hồ bơi, nhà vệ sinh công cộng ẩm ướt; mặc quần áo hoặc đồ lót quá chật; không rửa lại chân khi chân đổ mồ hôi; mặc quần áo ẩm ướt;… đều có thể khiến bạn bị nấm da.
Xem thêm: Có nên gội đầu trong ngày đèn đỏ
Tiếp xúc với hóa chất
Các hóa chất độc hại có mặt trong sữa tắm, dầu gội đầu, nước giặt quần áo, dung dịch tẩy rửa, nước rửa chén,… có thể gây hại cho da, tạo môi trường lý tưởng do vi nấm sinh trưởng trên da. Nếu không lau khô tay, không dùng thêm kem dưỡng ẩm và các loại kem dưỡng da khác sẽ rất dễ bị nấm da..
Ngoài ra, người đang có vết thương ở da hoặc đang bị nấm da nếu tiếp xúc với các sản phẩm này thì nguy cơ kích ứng dẫn đến nấm da cao hơn.
Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nấm da
Một nguyên nhân khác khiến bạn dễ bị nấm da chính là có sử dụng chung các đồ vật cá nhân với người bị nấm da do vi nấm rất dễ lây trên đồ vật và từ đó lây sang người khác. Vì virus nấm có thể bám trên đồ dùng cá nhân và lây sang người. Do đó, nếu bạn dùng chung đồ đạc với người bị nhiễm nấm thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao.
Tiếp xúc với thú cưng
Những người nuôi thú cưng hoặc thường xuyên tiếp xúc với thú cưng sẽ có nguy cơ bị nấm da cao hơn do vi nấm có thể ký sinh trên cơ thể của các loài động vật như chó mèo.
Môi trường sống nóng và ẩm ướt
Bị nấm da có thể xuất phát từ môi trường kiềm có độ pH từ 7 đến 7,2 – môi trường lý tưởng để vi khuẩn nấm sinh sôi và phát triển. Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, nhiệt độ nóng, khí hậu ẩm ướt. Đây cũng chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nấm.
Tiếp xúc với vùng bị nấm da của người bệnh khác
Việc tiếp xúc trực tiếp với những vùng nhiễm nấm da của người bệnh thông qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, chẳng hạn như bắt tay, ôm, ngồi cạnh bên,… đều có thể khiến bạn bị nấm da.
Suy giảm miễn dịch
Khi bị suy giảm miễn dịch, cơ thể khó có thể “chiến đấu” với các loại vi khuẩn và các mối đe dọa khác, khiến bạn không chỉ có nguy cơ bị nấm da mà còn mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
Bị nấm da có thể điều trị tại nhà hay không?
Khi bị nấm da, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra tình trạng da và đưa ra phác đồ điều trị tại nhà phù hợp. Tùy theo độ nghiêm trọng mà bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc bôi, bột thoa ngoài da hoặc dùng các loại thuốc đường uống kết hợp thoa kem.
Thông thường, người bị nấm da ở mức độ nhẹ sẽ được chỉ định thoa kem, thuốc mỡ bôi da hoặc dùng bột trị nấm. Trong trường hợp bị nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm các loại thuốc uống.
Người bệnh nấm da có thể được điều trị tại nhà nếu làm theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Thời gian điều trị nấm da có thể từ 1 tuần đến 2 tháng. Vì thế, nếu bị nấm da, bạn nên kiên trì điều trị để có thể trị bệnh hiệu quả.
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bị nấm da cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây để điều trị nấm da được dứt điểm:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Thay quần áo khi đổ mồ hôi, sau khi tập thể dục xong
- Quần áo giặt sạch, phơi khô, tránh mặc quần áo khi quần áo còn ẩm ướt
- Sử dụng các sản phẩm gốc thực vật, nguồn gốc tự nhiên, an toàn với da
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng và khô ráo, tránh để nhà ẩm ướt
- Không dùng sản phẩm có hóa chất tẩy rửa mạnh hoặc mùi hương độc hại, ưu tiên sản phẩm lành tính được cơ quan uy tín chứng nhận
- Hạn chế dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, chỉ dùng đồ của mình, không cho người khác mượn và không mượn của người khác
- Thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân (cũng nên chọn sản phẩm thành phần tự nhiên lành tính)
- Hạn chế đi chân trần trong mọi trường hợp
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc,…
Bị nấm da vừa gây mất thẩm mỹ, vừa ngứa ngáy khó chịu lại khiến bạn mất tự tin, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống. Hãy cẩn thận với những nguyên nhân gây nấm da để tránh gặp phải tình trạng này nhé!