Theo các chuyên gia sản phụ khoa, việc bà bầu đau bụng trên gần ức là tình trạng không hiếm gặp trong thai kỳ. Vậy, tại sao bà bầu đau bụng trên gần ức? Tình trạng này liệu đang cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn nào đối với sức khỏe mẹ bầu lẫn bào thai?
Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu về hiện tượng bà bầu đau bụng trên gần ức, cũng như những phương pháp bà bầu cần thực hiện để cải thiện được tình trạng này.
Bà bầu đau bụng trên gần ức là gì?
Theo lý giải từ các chuyên gia sản phụ khoa, hiện tượng bà bầu đau bụng trên gần ức được xem là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nó còn có một tên gọi khác là đau vùng thượng vị khi mang thai.
Theo đó, bà bầu đau bụng trên gần ức hay bị đau vùng thượng vị sẽ xuất hiện những cơn đau ở tại khu vực giữa bụng trên, và dưới lồng ngực. Cụ thể là ở vị trí từ rốn lên đến phần dưới của xương ức.
Hiện tượng này có thể xảy ra trong suốt cả thai kỳ.
Nguyên nhân bà bầu đau bụng trên gần ức
Do trào ngược dạ dày
Theo các bác sĩ, tình trạng bà bầu đau bụng trên gần ức có thể bắt nguồn từ nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày. Lúc này, axit trong dạ dày của mẹ bầu sẽ bị trào ngược lên thực quản. Một số dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị trào ngược dạ dày là:
- Mẹ bầu đau tức ngực và vùng bụng
- Mẹ bầu có cảm giác khó chịu ở phần cuống họng hơn so với bình thường
Việc mẹ bầu bị trào ngược dạ dày kéo dài, có nguy cơ dẫn đến một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như:
- Mẹ bầu bị ợ nóng, mất vị giác và cảm thấy khó tiêu
- Cổ họng thường xuyên bị khàn, ho
- Cơ thể uể oải, mệt mỏi
Do khó tiêu, đầy hơi
Theo các chuyên gia, trường hợp bà bầu đau bụng trên gần ức có thể bắt nguồn từ nguyên nhân ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu gây ra.
Theo đó, trong suốt quá trình mang thai, hệ tiêu hóa của mẹ bầu có xu hướng hoạt động kém hơn so với bình thường. Lúc này, một số loại thức ăn bình thường cũng có thể khiến cho mẹ bầu bị đầy hơi, khó tiêu hay ợ nóng.
Không chỉ vậy, axit có trong dạ dày của mẹ bầu lúc này cũng có thể gây kích ứng niêm mạc. Tất cả nguyên nhân này sẽ dẫn tới việc mẹ bầu thấy chướng bụng, buồn nôn và gây ra hiện tượng bà bầu đau bụng trên gần ức.
Do áp lực tử cung tăng cao
Trong thời gian mang thai, khi em bé trong bụng phát triển ngày một lớn, điều này sẽ khiến cho tử cung của người mẹ ngày càng mở rộng ra. Điều này đồng nghĩa với việc vùng bụng và rốn của mẹ bầu sẽ bị áp lực.
Theo các nguyên nhân, đây là một trong những lý do bà bầu bị đau bụng trên gần ức. Hiện tượng này thường gặp nhất ở giai đoạn ở tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt thứ 3.
Bà bầu đau bụng trên gần ức do ăn uống không điều độ
Trong quá trình mang thai, thói quen ăn uống của mẹ bầu có thể sẽ bị thay đổi. Lúc này, một số mẹ bầu thường có tâm lý mang thai là phải ăn cho cả 2 người. Do đó, mẹ bầu luôn cố gắng ăn nhiều nhất có thể, ngay cả khi đã thấy bản thân quá no.
Theo các bác sĩ,việc ăn uống quá nhiều này sẽ khiến cho dạ dày phình to, căng cứng. Từ đó gây tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày và khiến bà bầu đau bụng trên gần ức.
Do sự căng da và cơ bắp
Trong suốt thai kỳ, thai nhi sẽ không ngừng phát triển. Điều này sẽ khiến vùng da và cơ bắp quanh bụng của mẹ bị căng ra hết sức, dẫn đến cảm giác khó chịu. Nếu tình trạng nghiêm trọng sẽ gây ra cơn đau vùng trên rốn.
Theo đó, tình trạng này thường xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ.
Do cơ thể không dung nạp lactose
Trong quá trình mang thai, cơ thể của một số mẹ bầu có thể sẽ không dung nạp lactose. Điều này khiến gây ra đau vùng thượng vị. Một số triệu chứng của tình trạng này đó là đầy hơi, nôn mửa, khó tiêu và đau bụng.
Bà bầu đau bụng trên gần ức có nguy hiểm không?
Theo giải thích từ các bác sĩ sản phụ khoa, việc bà bầu đau bụng trên gần ức là một trong những hiện tượng bình thường có thể gặp trong bất kỳ giai đoạn này của thai kỳ.
Những cơn đau này có thể biến mất sau khi mẹ bầu thực hiện chế độ nghỉ ngơi, thư giãn và không ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm nếu xuất hiện những cơn đau này.
Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu đau bụng trên gần ức liên tục và kéo dài trong một thời gian dài với tần suất dày đặc. Những con đau có dấu hiệu mạnh dần, kèm theo các triệu chứng sau thì rất nguy hiểm như:
- Mẹ bầu thường xuyên bị đau ngực, cảm thấy khó thở đến mức không thể ngủ được
- Mẹ bầu bị lên những cơn sốt cao
- Có hiện tượng ngất xỉu
- Mẹ bầu nôn ra máu, hoặc đi ngoài phân có lẫn máu.
Nếu gặp những hiện tượng trên, mẹ bầu cần ngay lập tức đến với cơ sở y tế uy tín nhất để được kiểm tra, đánh giá và can thiệp kịp thời, nhằm đảm bảo sức khỏe thai kỳ luôn ở trạng thái tốt nhất..
Đặc biệt, nếu bà bầu đau bụng trên gần ức kéo dài quá lâu, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc giảm đau mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Lúc này, mẹ bầu có thể sử dụng các phương pháp giảm đau tự nhiên như uống nước nghệ, mật ong, hoặc uống các loại trà gừng ấm, nước nha đam.