Theo các chuyên gia, da cháy nắng là tình trạng bề mặt da trở nên đỏ ửng, khi chạm vào có cảm giác bỏng rát. Hiện tượng da cháy nắng thường xuất hiện nhiều giờ sau khi phơi nhiễm với tia UV có trong ánh nắng mặt trời, hoặc các nguồn ánh sáng nhân tạo.
Việc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ gây bỏng da, khiến da đối mặt với nhiều nguy cơ tổn thương khác như: nám, lão hóa, bong da và thậm chí là ung thư da.
Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này nhé!
Đi tìm “hung thủ” khiến da cháy nắng sạm đen
Đến nay, vẫn có nhiều người thắc mắc vì sao càng chống nắng lại càng đen da. Theo giải thích từ các chuyên gia, nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng da bị cháy nắng sạm đen xuất hiện do da tiếp xúc quá nhiều với tia tia UV.
Về cơ bản, dựa vào bước sóng, tia UV được chia thành hai nhóm chính, gồm: UVA và UVB. Theo đó, tia UVA có khả năng gây tổn thương, lão hóa da. Trong khi đó, tia UVB sẽ khiến da bị bỏng. Việc tiếp xúc với tia cực tím (UVA và UVB) làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.
Tia UV ngoài ra cũng là tác nhân kích thích cơ thể tăng sản xuất melanin (thành phần sắc tố nằm ở lớp thượng bì của da, quy định màu sắc của da) và khiến da trở nên sạm đen. Đây được xem là phản ứng bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng cháy nắng, cũng như tổn thương da khác.
Tuy nhiên, tùy vào bộ gen của mỗi người mà lượng sắc tố melanin sản xuất khác khác nhau. Đối với những trường hợp không sản xuất đủ melanin để bảo vệ da, tia UV sẽ gây ra tình trạng bỏng rát, đau, đỏ và sưng nề.
Chính vì lý do đó, da của bạn hoàn toàn có thể bị cháy nắng sạm đen ngay trong những ngày mát mẻ, nhiều mây. Thực tế, có hơn 80% tia UV xuyên khỏi mây, tiếp xúc với da.
Những người có nguy cơ bị da cháy nắng cao
Với những bạn có những đặc điểm sau sẽ phải đối mặt với nguy cơ da cháy nắng cao hơn những người khác.
- Người sở hữu làn sáng màu, màu mắt xanh, màu tóc tự nhiên là vàng hoặc đỏ.
- Những người sinh sống, hoặc thường xuyên đi du lịch đến những vùng có khí hậu nắng nóng.
- Những người thường xuyên làm việc, hoạt động ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc nguồn sáng nhân tạo có chứa tia UV.
- Những người từng bị cháy nắng.
- Những người sử dụng một số loại thuốc, mỹ phẩm làm tăng khả năng bắt nắng của da.
Da cháy nắng sạm đen, nhận biết như thế nào?
Các dấu hiệu của da cháy nắng thường xuất hiện sau khoảng vài giờ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tình trạng này sẽ kéo dài liên tục trong suốt vài ngày sau đó. Với một số người, cơ thể sẽ tự chữa lành bằng tình trạng bong lớp da tổn thương bên trên.
Nếu xuất hiện một trong số những triệu chứng sau, da bạn rất có thể đang bị cháy nắng.
- Da trở nên đỏ ửng
- Cảm thấy nóng rát khi sờ lên da
- Da xuất hiện tình trạng đau, ngứa, và sưng nề
- Trên bề mặt da xuất hiện những bọng nước nhỏ
- Đặc biệt, người có da cháy nắng còn cảm thấy đau đầu, sốt cao, nôn mửa và cơ thể mệt mỏi. Đây là tình trạng cháy nắng nghiêm trọng, bạn cần ngay lập tức đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
- Các phần da bất kỳ trên cơ thể đều có nguy có bị tổn thương nếu tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời. Bao gồm cả da dấu, dái tai, môi, mắt.
Da cháy nắng ở mức độ nào thì nên đi gặp bác sĩ?
Bạn cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu xuất hiện những triệu chứng sau:
- Vùng da cháy nắng bị tổn thương nghiêm trọng trên rộng, gây đau đớn.
- Tình trạng da cháy nắng đi kèm với biểu hiện sốt, nôn mửa, lú lẫn, đau đầu.
- Vùng da cháy nắng không tự cải thiện vài ngày sau đó.
- Vùng da cháy nắng bất ngờ xuất hiện những nốt bỏng chứa dịch vàng. Theo các chuyên gia, lúc này da bạn rất có thể đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.
Làm gì để phòng ngừa da cháy nắng sạm đen?
Để phòng ngừa tình trạng da cháy nắng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là nắng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Theo đó, đây chính là thời điểm mà tia UV cao nhất.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại giường tắm nắng. Theo các chuyên gia, ánh sáng nhân tạo từ những loại giường tắm nắng này có khả năng sản xuất tia cực tím, dẫn tới tình trạng bỏng da.
- Thường xuyên che chắn làn da khi đi ra ngoài như: đội nón rộng vành, mặc áo dài tay, quần dài, mang vớ, đeo giày, kính râm…Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý sử dụng trang phục tối màu vì chúng có khả năng bảo vệ da tốt hơn khỏi tác hại của tia UV.
Xem thêm: 8 loại thực phẩm giúp chữa da bị cháy nắng
- Thường xuyên sử dụng kem chống nắng. Theo đó, các bạn nên lựa chọn các loại kem chống nắng có khả năng kháng nước, son dưỡng với chỉ số SPF từ 30 trở lên. Bạn nên sử dụng lên da trước từ 15 đến 30 phút khi đi ra ngoài. Lưu ý: Nên sử dụng kem chống nắng lặp lại sau mỗi 40 đến 80 phút; sau khi đi tắm hay lúc ra nhiều mồ hôi.
Và trên đây là những thông tin về da cháy nắng, dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa. Mẹ và Con hy vọng, thông qua những chia sẻ này, mọi người sẽ có thể bảo vệ làn da của mình khỏi tia UV đúng cách. Giúp làn da khỏe mạnh, không bị cháy nắng trong mùa hè này.