Nếu bạn đang khát khao tìm kiếm một mái tóc khỏe, dày và bóng mượt, dầu hành tím sẽ là một vị cứu tinh của bạn. Bởi lẽ, hành tím giàu lưu huỳnh và chất chống oxy hóa, nhóm những chất hữu ích giúp tăng cường sức khỏe cho tóc. Tuy việc ủ tóc bằng dầu hành tím thường mang đến mùi khó chịu, nhưng kết quả mà bạn nhận được chắc chắn sẽ rất xứng đáng.
Để tìm hiểu kỹ hiểu hơn về công dụng, lợi ích và cách chăm sóc tóc bằng loại dầu này, Mẹ và Con mời bạn cùng khám phá qua bài viết dưới đây:
Lợi ích của dầu hành tím
Hành tím là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng làm giàu cho tóc như lưu huỳnh, folate, vitamin C, vitamin B6 và chất chống oxy hóa cộng với các đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm để phục hồi sức khỏe của tóc, da đầu bị tổn thương do những tác động hàng ngày đến từ môi trường như ô nhiễm, độ ẩm và chế độ ăn uống không lành mạnh .
Vị hăng trong hành tây có tác dụng ngăn sự xâm nhập của chấy rận ngay thời điểm bạn sử dụng và cả trong tương lai. Ngoài ra, tính nóng cùng với vị cay nồng của dầu hành tây có tác dụng ngăn ngừa và điều trị gàu.
Tăng sự phát triển của tóc
Dầu hành tím thúc đẩy sự phát triển của tóc giúp tóc dày và dài hơn, cực kỳ tốt cho tóc mỏng, dễ bị rụng. Dầu hành tím rất giàu lưu huỳnh và kali giúp tóc tăng trưởng nhanh chóng. “Thần dược” này cũng ngăn ngừa gãy rụng, chẻ ngọn và mỏng tóc. Xoa bóp da đầu với dầu hành tây giúp cải thiện lưu thông máu đến các nang tóc và thúc đẩy sự phát triển của tóc.
Bên cạnh đó, dầu hành tây còn giúp duy trì độ pH của da đầu và chân tóc, tạo điều kiện cho sự phát triển của các nang tóc mới. Do đó, nếu thoa dầu hành tím thường xuyên có thể giúp đảo ngược tình trạng bằng cách kích hoạt một số enzym không hoạt động trên da đầu và cải thiện tình trạng tóc rụng một cách rõ rệt.
Ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm và tăng độ bóng cho tóc
Dầu hành tím chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do từ đó làm chậm quá trình bạc tóc. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong dầu hành tím còn làm tăng độ bóng cho mái tóc của bạn. Dầu hành tây đỏ cũng có tác dụng dưỡng tóc sâu và có thể dùng được như mặt nạ dưỡng tóc của bạn trước khi gội đầu. Với tóc khô và xoăn, dầu hành tím giúp làm mềm và mượt tóc. Tuy nhiên, những người có da đầu nhờn nên sử dụng sản phẩm này một cách hạn chế.
Dầu hành tím có gây tác dụng phụ?
Tất cả chúng ta đều biết mùi hành không dễ chịu với nhiều người. Mùi này lưu lại trên da đầu ít nhất một tuần và có thể làm phiền bạn đến mức mỗi khi mồ hôi đổ xuống mặt, bạn có thể ngửi thấy mùi hành. Tuy nhiên, đây là một chế phẩm tự nhiên, vì vậy các tác dụng phụ là không đáng kể.
Dầu hành tím có tính nóng và dễ gây ra một số vết sưng nhỏ hoặc mụn nước trên da đầu đối với một số người. Nếu bạn biết trộn dầu hành với nước ép lô hội hoặc dầu dừa thì có thể ngăn ngừa tình trạng này.
Cách làm mặt nạ cho tóc với dầu hành tím
Để làm mặt nạ chăm sóc tóc tại nhà, bạn cần chuẩn bị một hỗn hợp nhuyễn gồm chuối, mật ong, dầu hành tím… Bôi hỗn hợp này lên tóc mỗi tuần một lần để làm mềm và thúc đẩy sự phát triển của tóc.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trộn hỗn hợp bột nha đam và dầu hành tây trộn đều bôi lên da đầu hoặc chuẩn bị hỗn hợp gồm trứng, sữa chua, dầu hành tím thoa lên tóc mỗi tuần một lần để giúp tóc khỏe đẹp hơn. Nếu muốn điều trị tóc bạc sớm, bạn nên sử dụng bột bhringraj, dầu hành tím, cỏ cà ri trộn đều và bôi lên da đầu.
Tần suất sử dụng dầu hành tím tùy thuộc vào kết quả bạn mong đợi. Nếu bạn muốn nhanh đạt kết quả, hãy chăm dùng dầu hành hơn. Trong trường hợp lo ngại mùi hành hăng, bạn có thể tập dần từ 1-2 lần/tuần rồi tăng dần. Dầu hành tím không được khuyến cáo bảo quản lâu, nên bạn nhớ sử dụng ngay khi chiết xuất nhé.