Bất đồng, mâu thuẫn sâu sắc trong hôn nhân sẽ nhanh chóng đi đến đỉnh điểm và kết thúc bằng việc ra tòa ly hôn. Và khi cha mẹ ly hôn, tâm lý cũng như hành vi của trẻ sẽ có nhiều xáo trộn, thay đổi. Tốt hơn, bạn nên nắm bắt được tâm lý trẻ khi bố mẹ ly hôn sẽ tìm ra được cách ứng xử phù hợp, giúp con cái vượt qua được tổn thương trong thời gian này. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Tâm lý trẻ khi bố mẹ ly hôn như thế nào?
Đối mặt với gia đình tan vỡ, người lớn thường lường trước được và biết cách kiểm soát cảm xúc, vực dậy tinh dần sau tổn thương. Tuy nhiên, trẻ em lại không hoàn toàn hiểu được quyết định cũng như những cảm xúc khó khăn trong đời sống hôn nhân của bố mẹ nên con phải đối mặt với các tổn thương tâm lý lâu dài.
Trẻ trở nên cáu kỉnh, khó kiểm soát được cảm xúc
Phản ứng đầu tiên mà trẻ biết được bố mẹ sẽ ly hôn và không chung sống cùng nhau là nổi giận, cáu kỉnh, thậm chí một số trẻ sẽ hoảng sợ – đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi. Lúc này, tâm lý trẻ khi bố mẹ ly hôn là sợ bị bỏ rơi và không quan tâm đến bản thân. Mức độ phản ứng của mỗi trẻ sẽ phụ thuộc vào độ tuổi cũng như sự quan tâm, bảo bọc của gia đình với chúng. Nếu như trước đây, con được bố mẹ nuông chiều quá mức sẽ có các phản ứng mạnh mẽ hơn với những trẻ được giáo dục tự lập từ nhỏ.
1. Tính tình cáu kỉnh và khó kiểm soát cảm xúc
Phản ứng đầu tiên của trẻ khi nghe được tin bố mẹ ly hôn là cáu kỉnh, tức giận và thậm chí là hoảng sợ – đặc biệt là ở trẻ dưới 10 tuổi. Lúc này, trẻ thường có suy nghĩ bố mẹ ly dị sẽ bỏ rơi và không quan tâm đến bản thân. Mức độ phản ứng của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi và sự quan tâm, bảo bọc của gia đình đối với trẻ. Nếu như trước đây, trẻ được gia đình nuông chiều quá mức thì sẽ có phản ứng mạnh hơn so với trẻ được giáo dục phải tự lập và mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, một số trẻ có thể phải thay đổi môi trường sống, trở nên dễ tức giận và nổi nóng hơn. Những thay đổi này có nhiều tác động đến trẻ – đặc biệt là những trẻ dưới 10 tuổi. Sự thay đổi đột ngột về môi trường sống, thiếu vắng sự hiện diện của bố/mẹ sẽ làm trẻ trở nên nhạy cảm hơn, dễ hoảng sợ và lo lắng.
Trong giai đoạn này, bố mẹ nên dành nhiều sự quan tâm đặc biệt với con. Nếu có thể, hãy hỗ trở trẻ không phải thay đổi nơi ở, bố mẹ thường xuyên gặp nhau để giúp trẻ tập làm quen và tránh bị đả kích vì những thay đổi mới trong gia đình.
Tâm lý của trẻ có bố mẹ ly hôn – Tự dằn vặt chính mình
Nhiều trẻ khi nghe tin bố mẹ sắp ly hôn và không sống cùng nhau nữa có thể sẽ hình thành nên cảm giác tội lỗi và tự dằn vặt bản thân mình, Một số trẻ nghĩ rằng do bản thân hư hỏng, không học giỏi và thường không nghe lời bố mẹ nên mọi người mới bỏ đi. Suy nghĩ này sẽ bám rễ trong trẻ và lớn dần lên trong thời gian dài khiến con trở nên đau khổ, lo lắng và mệt mỏi, việc học tập cũng trở nên sa sút, kém dần đi.
Có thể con sẽ không tâm sự với bố mẹ vấn đề này. Tuy nhiên, việc mặc cảm và tội lỗi sẽ diễn ra bên trong tâm lý trẻ khiến con ngày một bi quan, buồn bã nặng nề. Nếu không phát hiện và khắc phục sớm, con sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý khác như căng thẳng lo âu, trầm cảm, rối loạn lo âu…
Cô đơn, lạc lõng và bất lực
Nếu như trước đây, trẻ được lớn lên trong vòng tay ấm áp, yêu thương từ gia đình, được bố mẹ quan tâm, chia sẻ và nuông chiều, thì khi thiếu vắng đi hình bóng của bố hoặc mẹ, trẻ sẽ không khỏi tránh được cảm giác cô đơn, trống rỗng. Và trên thực tế, dù cho bố hay mẹ có cố gắng bù đắp như thế nào cũng không thể thay thế được vị trí của người còn lại bên trong tâm hồn trẻ. Vì thế, thông thường tâm lý trẻ khi bố mẹ ly hôn sẽ có xu hướng buồn bã, lạc lõng và cô độc.
Nhiều trẻ nỗ lực giúp bố mẹ có thể quay lại với nhau vì mong muốn gia đình trở về như trước kia, hạnh phúc cùng nhau. Tuy nhiên, khi nỗ lực này không có kết quả, trẻ thường có xu hướng thấy bất lực và thất vọng. Những cảm xúc này sẽ dồn dập đến trẻ, khiến trẻ trở nên bi quan, mặc cảm và dằn vặt bản thân. Thậm chí, đối với những trẻ có tâm lý yếu đuối, nhạy cảm, khi bị đả kích từ bố mẹ ly hôn sẽ khiến trẻ trở nên kiệm lời hơn, sống khép kín và không muốn nói chuyện nhiều với mọi người cũng như né tránh xã hội.
Tâm lý chống đối
Khi cha mẹ ly hôn, một số trẻ sẽ hình thành tâm lý cũng như các hành vi chống đối để thu hút sự quan tâm từ bố mẹ. Điều này được bắt nguồn từ viễn cảnh bị bố mẹ bỏ rơi, trở thành người thừa thãi trong cuộc sống của bố mẹ mình. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại không thấu hiểu được cảm xúc lúc này của con cái và thường xuyên trách móc và mắng trẻ vì cho rằng trẻ hư hỏng.
Bên cạnh đó, trẻ có những hành vi chống đối do sự việc bố mẹ ly hôn khiến kế hoạch tương lai của chúng bị hủy bỏ. Ví dụ như con mong muốn được thi vào trường chuyên nào đó nhưng buộc phải chuyển trường đến chỗ bố hoặc mẹ sống và xa cách với bạn bè. Lúc này, trẻ sẽ cho rằng do bố mẹ chỉ nghĩ cho bản thân mà không để ý đến cảm nhận và suy nghĩ của con cái nên mới có quyết định ly hôn và ảnh hưởng đến tương lai cuộc sống của chúng.
Chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi bố mẹ ly hôn
Con cái là người phải chịu nhiều tổn thương nhất trong quyết định ly hôn của bố mẹ. Và để giảm đi những ảnh hưởng tiêu cực đến con, các cặp vợ chồng trước khi muốn sống cuộc sống độc lập của mình nên chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ, ví dụ như:
- Bố mẹ nên tránh thông báo quyết định ly hôn của mình trong những giai đoạn quan trọng đối với trẻ như: sắp đến những kỳ thi học kỳ/thi chuyển cấp, khi con đang bị tổn thương trong vấn đề như bị bắt nạt, bạo lực học đường, vấn đề với bạn bè, chuyện tình cảm…
- Tâm sự nhẹ nhàng với trẻ về quyết định của mình để con có thể thấu hiểu được nguyên nhân vì sao. Trong lúc trò chuyện với trẻ, cả hai không nên nói quá nhiều vấn đề tiêu cực về đối phương để tránh con có ánh nhìn xấu về bố/mẹ của chúng.
- Ưu tiên môi trường sống của con lên hàng đầu và hỏi ý kiến, nguyện vọng của trẻ. Tốt hơn, bạn nên cho trẻ thời gian để ổn định tâm lý trước khi đối mặt với hàng loạt nhiều thay đổi trong cuộc sống.
- Chú ý đến các biểu hiện bất thường của trẻ để có hướng giải quyết mềm mỏng hơn. Trong thời gian này chỉ nên nói chuyện giáo dục với trẻ nhỏ nhẹ, tránh quát mắng quá nghiêm khắc.
- Sau khi ly hôn, bố mẹ vẫn nên dành nhiều thời gian cho con. Chăm sóc, quan tâm trẻ nhiều hơn mặc dù không còn chung sống cùng nhau.