Là thành phần chính của nhiều chế độ ăn uống lành mạnh, sữa chua là một sản phẩm được tạo ra thông qua quá trình lên men của vi khuẩn trong sữa. Nó được biết đến với nhiều tác động ưu việt đối với sức khỏe đường ruột nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Ngoài ra, sữa chua rất giàu vitamin và khoáng chất khác, bao gồm vitamin B (đặc biệt là B12 và riboflavin), phốt pho và magiê. Nó cũng có hàm lượng protein cao, có thể giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất của bạn. Cùng Mẹ và Con đọc hết bài viết để khám phá thêm nhiều lợi ích đối với cơ thể nếu chúng ta ăn sữa chua mỗi ngày nhé!
Giúp bạn no lâu hơn
Tùy thuộc vào loại sữa chua bạn ăn sẽ giúp bạn no lâu hơn. Ăn sữa chua giàu protein vào bữa trưa có thể giúp hạn chế tình trạng chán ăn vào giữa buổi tối.
Trong một nghiên cứu năm 2003 được công bố trên tạp chí Appetite, những người tham gia đã tiêu thụ 160 calo sữa chua, với lượng protein ít nhất 5 gam, lượng protein vừa phải là khoảng 14 gam đến và nhiều nhất là 24 gam trong ba ngày. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi cảm giác no của những người tham gia và kết quả cho thấy những người tiêu thụ sữa chua giàu protein cảm thấy no hơn những người ăn sữa chua có hàm lượng protein thấp hoặc trung bình. Nhóm giàu protein cũng ăn tối muộn hơn khoảng nửa giờ so với nhóm ít protein. Do đó, ăn sữa chua hàng ngày cũng có thể giảm cân, nó được chứng minh là có tác động tích cực đến việc quản lý cân nặng và đường tiêu hóa.
Giúp xương chắc khỏe
Một lý do tích cực để ăn sữa chua mỗi ngày đó là nó cung cấp một lượng canxi tuyệt vời. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), canxi rất cần thiết cho cấu trúc và hoạt động bình thường của xương. Xương như một cái kho lưu trữ canxi. Vì vậy, xương sẽ liên tục bị phân hủy khi cơ thể thiếu hụt canxi đó và sau đó được tái tạo lại khi chúng ta tiêu thụ canxi trong chế độ ăn uống. Ăn đủ thực phẩm giàu canxi đảm bảo xương của chúng ta vẫn chắc khỏe khi về già. NIH khuyến nghị người lớn nên bổ sung từ 1.000 đến 1.200 mg canxi mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Theo một bài báo năm 2008 được xuất bản trên Tạp chí Clinical and Experimental Immunology, khoảng 70% hệ thống miễn dịch của chúng ta nằm trong đường tiêu hóa. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi sữa chua đem đến đặc tính tăng cường miễn dịch bởi nó là nguồn chứa probiotic “khổng lồ”.
Có hai nhánh của hệ thống miễn dịch và sữa chua dường như có lợi cho cả hai nhánh này. Chúng ta được sinh ra với một hệ thống miễn dịch bẩm sinh, hệ thống miễn dịch bẩm sinh bao gồm da, màng nhầy, vi khuẩn đường ruột có lợi và một số loại tế bào bạch cầu. Mặt khác, hệ thống miễn dịch thứ hai là miễn dịch thích ứng tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời của chúng ta. Khi cơ thể bị tấn công bởi một loại vi trùng cụ thể, hệ thống miễn dịch thích ứng sẽ “học” cách chống lại mối đe dọa cụ thể đó và sau đó “ghi nhớ” thông tin này, dưới dạng kháng thể.
Một bài báo năm 2014 cho thấy rằng, vi khuẩn có lợi có thể giúp tăng cường niêm mạc ruột, một phần của cơ chế bảo vệ miễn dịch bẩm sinh của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, vi khuẩn có lợi dường như kiểm soát sự biểu hiện của một số gen nhất định trong tế bào ruột của chúng ta và cách các tế bào này giao tiếp với nhau. Lượng Probiotics có trong sữa chua cũng có thể đóng một vai trò trong việc sản xuất các tế bào B và T, một phần của hệ thống miễn dịch thích ứng.
Giúp giảm viêm
Theo một phân tích tổng hợp được công bố trên tạp chí Y học béo phì năm 2020, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, sữa chua làm giảm mức độ protein phản ứng cytokine. “Cytokine không phải là kháng thể, cũng không phải là hormon, nhưng là các chất có hoạt tính sinh học rất mạnh, có tầm tác dụng tại chỗ, nên còn gọi một cách không chính thức là các “hormon tế bào”. Cơn bão cytokine sẽ làm suy nhược cơ thể
Viêm cấp tính xảy ra ngay sau khi bị thương hoặc nhiễm trùng và tạo ra cảm giác nóng, đỏ, sưng và đau. Điều này mang các tế bào bạch cầu đến khu vực, nơi chúng có thể bắt đầu quá trình chữa bệnh. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên tồi tệ khi phản ứng viêm này trở thành mạn tính. Trong trường hợp viêm mạn tính, cơ thể trở nên bối rối và bắt đầu tấn công các mô khỏe mạnh. Viêm mạn tính mức độ thấp được cho là gây ra hoặc làm trầm trọng thêm một số bệnh, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim và viêm khớp.
Đừng nghĩ rằng một bát sữa chua là tất cả những gì bạn cần, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng những người ăn ít hơn 200 gram (7,1 ounce) sữa chua mỗi ngày cần thiết để duy trì thói quen trong ít nhất 8 tuần để có thể giảm mức cytokine.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), bệnh tim là “nguyên nhân gây tử vong hàng đầu” ở Hoa Kỳ và các nước trên thế giới. Ước tính có khoảng 18,2 triệu người Mỹ mắc bệnh động mạch vành, dạng bệnh tim phổ biến nhất. Ăn sữa chua có thể là một trong những cách dễ nhất để bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.
Trong một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Tăng huyết áp Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã theo dõi thói quen ăn uống của hơn 70.000 người trong một số năm để xác định yếu tố nào có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Họ phát hiện ra rằng lượng sữa chua ăn vào nhiều hơn có liên quan đến việc giảm 30% nguy cơ nhồi máu cơ tim ở phụ nữ và giảm 19% ở nam giới. Những người ăn nhiều hơn hai phần sữa chua mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành hoặc đột quỵ thấp hơn khoảng 20% .
Hiện tại, sữa chua ngày càng được nhiều gia đình tin tưởng vì những lợi ích đối với sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, khi được sử dụng hàng ngày, sữa chua góp phần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, hỗ trợ phòng chống các bệnh lý liên quan đến đường ruột. Do đó, chúng ta được khuyến cáo nên ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày để chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng và nâng cao sức khỏe toàn diện nói chung.