Trong quá trình phát triển của trẻ sẽ có những dấu hiệu sinh lý bình thường, đồng thời cũng dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh lý. Một trong những biểu hiện thường gặp là bé giật mình khóc đêm. Cùng Mẹ và Con tìm hiểu ngay để chăm sóc bé đúng cách hơn nhé.
Tiếng khóc là biểu hiện sinh lý bình thường
Thông thường trẻ hay khóc đêm là một biểu hiện sinh lý rất bình thường trong giai đoạn phát triển của trẻ, giai đoạn này còn được dân gian gọi là khóc dạ đề hay khóc dã tràng. Mỗi đêm, trẻ thường có biểu hiện như trăn trở, khó chịu, quấy khóc hay không ngủ. Thậm chí kèm theo cơn giật mình thường xuyên trong lúc ngủ rồi khóc thét.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, chứng khóc dạ đề thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh cho đến 3 tháng tuổi mà chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào. Sau khi trẻ đủ 3 tháng tuổi sẽ tự ngừng khóc mà không cần can thiệp bất kỳ phương pháp nào.
Tình trạng khóc dạ đề thường xảy ra ở một khung giờ nhất định. Hầu hết trẻ khóc vào buổi chiều tối. Biểu hiện của khóc dạ đề là trẻ hay khóc liên tục và hay ré lên như tiếng hét. Đặc biệt là không thể làm ngưng cơn khóc của trẻ cho đến khi trẻ tự nín. Thường mỗi lần khóc trẻ sẽ kéo dài khoảng 3 tiếng đồng hồ. Có khoảng 30% trẻ từ 1 tuần đến 3 tháng tuổi xuất hiện tình trạng khóc dạ đề.
Nguyên nhân bé giật mình khóc đêm
Biểu hiện sinh lý
Tình trạng bé thường hay giật mình khóc đêm thường xuất phát từ nguyên nhân sinh lý như:
Phản xạ tự nhiên
Giống như phản xạ bú, tìm vú của mẹ… thì giật mình là một trong phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh. Phản xạ này còn có tên gọi khác là Moro, phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính là do sau sinh bé đột nhiên chuyển từ môi trường trong tử cung của người mẹ sang môi trường mới nên có thể tạo ra phản xạ giật mình nhằm bảo vệ bản thân trước những đe dọa khác nhau của cơ thể. Phản xạ giật mình hoàn toàn vô hại và thường mất sau khi trẻ được 3 – 6 tháng tuổi.
Tâm lý bất an
Trong tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 16 tiếng mỗi ngày. Vì vậy, tình trạng trẻ nằm mơ là điều bình thường. Thậm chí bé còn mơ nhiều hơn cả người trường thành. Bên cạnh những giấc mơ hạnh phúc, vui vẻ sẽ khó tránh khỏi những cơn ác mộng… những giấc mơ này sẽ khiến tâm lý trẻ hồi hộp, lo lắng và sợ hãi nên xảy ra tình trạng giật mình quấy khóc và ban đêm.
Tiếng ồn lớn
Trẻ có thể giật mình vì những tiếng động lớn từ bên ngoài, hoặc trẻ khi được ẵm bồng và đặt xuống một cách bất ngờ sẽ khiến trẻ giật mình và khóc to.
Nguyên nhân bệnh lý khiến bé giật mình khóc đêm
Bên cạnh những biểu hiện sinh lý bình thường, tình trạng trẻ khóc đêm kèm giật mình có thể là dấu hiệu của bệnh lý như:
Trào ngược dạ dày
Cơ thể của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là dạ dày nên thường xuyên xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Đặc biệt là trong lúc ngủ sẽ khiến trẻ giật mình và quấy khóc như một phản xạ tự nhiên.
Thiếu canxi
Thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng còi xương và bé hay rướn người, đặc biệt là bé giật mình khóc đêm khi ngủ. Nếu trẻ thiếu canxi sẽ kèm theo một số biểu hiện khác như chậm mọc răng hay ra mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn.
Bị ốm
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể là do biểu hiện của một số bệnh như viêm tai giữa, viêm họng, giun sán…
Mắc một số bệnh lý đặc biệt
Một số bệnh lý đặc biệt sẽ dẫn đến tình trạng quấy khóc, giật mình ban đêm. Những bệnh lý thường gây ra tình trạng này như: Cơ thể suy nhược, bệnh tim, thiếu máu kéo dài…
Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương
Các vấn đề về thần kinh như tổn thương dây thần kinh, rối loạn thần kinh bẩm sinh có thể dẫn đến tình trạng bé giật mình khi ngủ.
Bé giật mình khóc đêm ảnh hưởng thế nào?
Trẻ khóc thường xuyên, giật mình liên tục không chịu ngủ trong một thời gian dài ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé và tác động tiêu cực đến tâm lý của người mẹ.
Ảnh hưởng đến em bé
- Chậm phát triển trí tuệ và làm giảm khả năng nhận thức, học tập
- Hormone tăng trưởng bị giảm sút, trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao
- Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ bị ức chế
- Tăng áp lực máu não, huyết áp cao
- Áp lực lớn lên tim, dẫn tới tim đập nhanh, sức khỏe của bé sẽ không được đảm bảo
Ảnh hưởng đến mẹ
- Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh
- Thức chăm con trong thời gian dài, ngủ không đủ giấc khiến sức khỏe của mẹ ảnh hưởng, dễ suy nhược cơ thể
- Căng thẳng tâm lý kéo dài dẫn đến tình trạng mất sữa
Cách khắc phục khi bé hay giật mình, quấy khóc
- Không vỗ lưng khi bé giật mình hay cho bé bú ngay mà nên quan sát xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ dỗ dành bé và cho bé bú khi bé bật khóc và có cử động mạnh
- Không đắp nhiều chăn sẽ dẫn đến tình trạng toát mồ hôi nhiều, trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh
- Khi bé đang ngủ, bạn không nên để tiếng ồn quá to, tránh gâu cho bé giật mình và thức giấc
- Đảm bảo ánh sáng dịu, ấm để không làm gián đoạn giấc ngủ của bé
- Bổ sung vitamin D và canxi cho bé để tránh còi xương suy dinh dưỡng. Vì cơ thể còi xương cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bé giật mình khóc đêm. Phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin D và canxi bằng cách không để bé nằm trong phòng kín và thiếu ánh sáng
- Nuôi con bằng sữa mẹ đến 18 – 24 tháng tuổi. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho em bé, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ở lứa tuổi này sữa mẹ là tốt nhất cho bé
Bé giật mình khóc đêm thường là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Bên cạnh đó, đây cũng có thể là những biểu hiện của bệnh lý. Qua những thông tin trên đây, Mẹ và Con hy vọng rằng bố mẹ sẽ có thêm những kiến thức quan trọng trong hành trình chăm sóc bé.