Trong bối cảnh xã hội gặp nhiều thiên tai, dịch bệnh và các hậu quả ô nhiễm khí hậu do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gây ra, sự quan tâm của con người về xu hướng sống xanh, về những hoạt động quay về với thiên nhiên lại càng mạnh mẽ hơn. Do đó mà những sản phẩm có chiết xuất từ các thành phần tự nhiên đần được săn đón và ưa chuộng.
Trong ngành mỹ phẩm và làm đẹp, người ta bắt đầu chú ý đến việc cho ra đời các dòng sản phẩm organic, thu hút người dùng với 2 tiêu chí chính: sạch, xanh. Cùng với làn sóng đó, sản phẩm thuần chay đang là một lựa chọn yêu thích của nhiều tín đồ làm đẹp trên thế giới, bởi đáp ứng được tiêu chí thân thiện môi trường và tính nhân văn của nó.
Trong bài viết này, Mẹ và Con sẽ giúp bạn có thông tin đúng nhất về mỹ phẩm thuần chay, và một số sản phẩm đáng sử dụng nhất trên thị trường hiện nay.
Thế nào là mỹ phẩm thuần chay?
Nếu bạn lướt qua những chai lọ mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc và làm đẹp có gắn nhãn “thuần chay”, “100% thuần chay”, thì điều đó có nghĩa là trong sản phẩm đó không chứa bất kỳ thành phần có nguồn gốc động vật hoặc các sản phẩm được tạo nên từ động vật. Ví dụ về các thành phần có nguồn gốc động vật sẽ là carmine hoặc cochineal, những chất tạo màu đỏ trong son môi thu được từ côn trùng.
Trong khi một số sản phẩm được tạo ra từ động vật phổ biến nhất được tìm thấy trong mỹ phẩm dùng để dưỡng ẩm là mật ong và sáp ong. Chúng ta sẽ cho rằng sử dụng nguyên liệu này không ảnh trực tiếp đến sinh mệnh của những con ong, nhưng việc thu hoạch các sản phẩm của chúng có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái của bầy.
Các thành phần không được xem là thuần chay
- Sáp ong
Như đã giới thiệu, sáp ong là thành phần không được đưa vào trong mỹ phẩm thuần chay mặc dùng đây là nguyên liệu thường được ứng dụng trong mỹ phẩm là chất cấp ẩm cho da và ngăn ngừa mất nước và làm giảm tình trạng da khô. Nó cũng được yêu thích bởi các các đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn của nó làm dịu và điều kiện da mà không bị tắc lỗ chân lông.
- Lanolin
Cũng có công dụng như sáp ong, lanolin là một loại sáp được tiết ra bởi các tuyến bã nhờn của những con thú có lông dày như cừu, do đó bạn cũng sẽ không tìm thấy Lanolin trên bảng thành phần của mỹ phẩm thuần chay.
- Squalene
Squalene được tìm thấy tự nhiên trong làn da của chúng ta, có tác dụng trẻ hóa, giúp làm chậm lại quá trình lão hóa da sau 25 tuổi. Ban đầu được thu hoạch từ cá mập sống, sau đó Squalene đã được thay thế bằng nguyên liệu có nguồn gốc từ ô liu, bột gạo và mía đường trong mỹ phẩm thuần chay.
- Glycerin
Một thành phần phổ biến sẽ là glycerin, có thể là tổng hợp hoặc có nguồn gốc từ chất béo động vật hoặc thực vật.
- Trứng
Trứng cũng là một sản phẩm từ động vật nên cũng không được khuyến khích để chế tạo sản phẩm thuần chay.
Các mỹ phẩm thuần chay có được thử nghiệm trên động vật không?
Nhiều người thường thường lầm tưởng mỹ phẩm thuần chay “Vegan product” với các sản phẩm nhân đạo “Cruelty-free product“, có nghĩa là không dùng thử trên động vật. Thế nhưng, rất nhiều nhà sản xuất chỉ chú trọng ở bước xây dựng thành phần không có nguồn gốc từ động vật trong các loại mỹ phẩm động vật. Do đó, mỹ phẩm thuần chay vẫn có thể được tiến hành thử nghiệm trên động vật.
Từ quan điểm tiêu dùng, xu hướng sử dụng sản phẩm thuần chay đang kích thích một bộ phận lớn người tiêu dùng và dự đoán sẽ trở phổ biến hơn nữa trong tương lai.
Trong tờ South China Post đã xuất bản một nghiên cứu cho thấy thị trường thuần chay ở Trung Quốc sẽ tăng 17% trong khoảng thời gian từ 2015 đến năm 2020, và sẽ khiến Trung Quốc trở thành thị trường thuần chay nhanh nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, mỹ phẩm thuần chay vẫn còn nhiều cơ hội phát triển hơn nữa, nhờ vào tình yêu môi trường, và sở thích hướng về lối sống lành mạnh của chúng ta.
Hy vọng với bài viết này đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích, Mẹ và Con chúc bạn nhiều niềm vui và sức khỏe trong cuộc sống.