Mẹ và Con - Đối với trẻ nhỏ, hiện nay nước ta chưa cấp phép cho bất kỳ loại vắc xin nào cho trẻ dưới 12 tuổi thì nguy cơ bị bệnh của các con càng cao hơn. Do đó, bố mẹ cần chủ động dạy bé chấp hành đúng các biện pháp bảo vệ bản thân khỏi virus corona để hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhé!

Từ chống dịch Việt Nam đang dần chuyển mình sang giai đoạn sống chung với dịch. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng mắc bệnh là hoàn toàn có thể. Vì thế, hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con bỏ túi các nguyên tắc bảo vệ sức khỏe trẻ em vô cùng quan trọng trong bài viết dưới đây!

Các chủng virus corona tại Việt Nam hiện nay

Theo Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 7 biến chủng của virus corona, gồm: B.1.222, B.1.619, D614G, B.1.1.7, B.1.351, A.23.1 và B.1.617.2. Trong đó, chủng B.1.617.2 từ Ấn Độ có khả năng lây lan mạnh, là nguyên nhân xuất hiện số ca nhiễm cộng đồng lớn ở 2 miền Nam Bắc hiện nay.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), kết quả giải trình tự gen virus trên 5 bệnh nhân thuộc chuỗi lây nhiễm liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng tại quận Gò Vấp, cả 5 đều là biến chủng B.1.617.2, tức biến chủng Ấn Độ.

Hơn nữa, trên chủng Ấn Độ có những đột biến gen của chủng Anh. Đặc điểm của chủng này là lây nhanh, phát tán rộng trong không khí, nồng độ virus trong dịch cổ họng tăng rất nhanh và phát tán rất mạnh ra môi trường xung quanh. Số ca mắc tăng rất nhanh và lan rộng trong thời gian ngắn.

Trẻ em mắc COVID-19 dễ lây nhiễm cho người khác

Tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ sức khỏe trẻ em không chỉ tốt cho trẻ mà còn là một cách để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh ở diện rộng. Trước đây, một vài nghiên cứu đã ghi nhận hiện tượng trẻ em ít bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hơn người lớn. Tuy nhiên, mới đây trên tạp chí y học The Lancet, một nghiên cứu đã công bố rằng trẻ em khi mắc phải chủng virus này thì sẽ rất dễ lây nhiễn cho người khác hơn người lớn.

bảo vệ sức khỏe trẻ em 1

Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát 29.578 ca dương tính ở Vũ Hán xảy ra trong 27.101 hộ gia đình. Họ thu về kết quả đáng bất ngờ khi trẻ em và thiếu niên một khi bị nhiễm lại dễ lây nhiễm cho người khác hơn những người trên 20 tuổi. Cụ thể là những người dưới 20 tuổi lại có khả năng lây nhiễm cho người khác cao hơn 60% so với những người từ 60 tuổi trở lên.

Do vậy, TS Ramanan Laxminarayan – Trưởng nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận với Hãng tin AFP rằng: “Trẻ em giữ vai trò quan trọng trong chuỗi lây truyền bệnh”. Do đó, việc bảo vệ sức khỏe trẻ em, đặc biệt khi trẻ chưa được tiêm vaccine là một vấn đề vô cùng quan trọng trong công tác phòng – chống dịch diện nay.

Các nguyên tắc bảo vệ sức khỏe trẻ em khi chưa được tiêm vắc xin

Dưới đây là hướng dẫn cách phòng tránh lây nhiễm COVID-19 cho trẻ nhỏ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Việt Nam khuyến cáo mà bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM) lưu ý cho bố mẹ. Cho tới hiện tại, đây là những cách làm hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em.

Rửa tay thường xuyên

Thường xuyên rửa tay với nước và xà phòng diệt khuẩn trong vòng ít nhất 20 giây. Trong trường hợp không có sẵn nước và xà phòng, bố mẹ cần cho bé rửa tay với dung dịch sát trùng tay có tối thiểu 60% cồn. Dùng dung dịch này xoa đều khắp 2 bàn tay cho tới khi khô. Lưu ý, không dùng khăn lau vì cồn sẽ tự bay hơi nhanh và bé tránh tiếp xúc qua vật trung gian khác. Với những trẻ dưới 6 tuổi, bố mẹ hãy giám sát khi bé sử dụng dung dịch sát trùng tay để tránh vào mắt hoặc bé uống phải.

Đeo khẩu trang cho trẻ từ 2 tuổi trở lên

Đeo khẩu trang chính là phương án tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em và cả người lớn. Với những trẻ từ 2 tuổi trở lên cần đeo khẩu trang đúng cách khi xuất hiện ở những nới công cộng và khi ở gần với những người mà bé không sống cùng như hàng xóm.

Đối với những bé dưới 2 tuổi hoặc những bé không chịu đeo khẩu trang thì bố mẹ có thể thay thế bằng cách cho con đội mũ chống giọt bắn. Tuyệt đối không dùng các loại khăn voan, vải màn để thay thế vì những loại này không đủ tác dụng để ngăn chặn virus corona thâm nhập đường hô hấp của con.

bảo vệ sức khỏe trẻ em 2

Theo BS. Trương Hữu Khanh, đối với những trẻ từ 2 tuổi trở lên, nếu bố mẹ muốn đưa con ra ngoài thì phải cho trẻ tập đeo khẩu trang đúng cách để bảo vệ sức khỏe trẻ em. Nếu bé nhỏ tuổi hơn hoặc không chịu hợp tác trong vấn đề này, các bố mẹ có 2 lựa chọn như sau:

  • Một là, nếu trẻ không đeo khẩu trang thì phải đảm bảo tất cả những người lớn có tiếp xúc gần với trẻ phải đeo khẩu trang và sử dụng nước rửa tay thường xuyên. Đồng thời cần hạn chế cho trẻ ra ngoài, trường hợp bắt buộc phải ra ngoài thì cần sử dụng các phương tiện di chuyển riêng, hạn chế tới nơi quá đông người…
  • Hai là, các bố mẹ có thể thay thế bằng cách cho trẻ đội mũ chống giọt bắn. Đây là một lựa chọn để bảo vệ sức khỏe trẻ em phù hợp với trẻ vì mũ chống giọt bắn đáp ứng đủ các tiêu chí như không gây khó chịu cho trẻ lại vẫn đảm bảo được sự an toàn cần thiết cho trẻ trong việc phòng ngừa sự lây nhiễm của dịch bệnh. Lưu ý, không sử dụng các loại vải voan, vải màn…để thay thế vì hiệu quả phòng ngừa không được đảm bảo.

Việc đeo khẩu trang hay đeo kính chống giọt bắn không thay thế cho các hoạt động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe trẻ em khác hàng ngày như rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với người khác… Các bậc phụ huynh cần hướng dẫn cho trẻ thực hiện song song tất cả các biện pháp cùng một lúc để tăng cường “lớp lá chắn” bảo vệ bản thân.

Ngoài ra, nên lưu ý lựa chọn loại khẩu trang phù hợp với gương mặt con. Nếu không có khẩu trang trẻ em, bố mẹ hãy cố gắng áp dụng các biện pháp gấp và thâu ngắn dây khẩu trang người lớn để cho trẻ sử dụng tạm thời. Tuy nhiên, phương pháp này không thật sự được khuyến khích bởi khẩu trang không ôm sát gương mặt có thể khiến giọt bắn chứa virus đi vào mũi, miệng của trẻ và làm giảm hiệu quả bảo vệ sức khỏe trẻ em của khẩu trang.

Tránh tiếp xúc xúc gần

Đảm bảo cho trẻ khoảng cách chừng 2 mét đối với những người không sống cùng. Đặc biệt, với những người bị bệnh, ví dụ như ho, hắt hơi…(nói chung dễ lây truyền trong không khí, không chỉ corona) cần để trẻ hạn chế tiếp xúc để tránh làm suy giảm hệ miễn dịch của con trong giai đoạn nhạy cảm này.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe trẻ em, bố mẹ nên dành thời gian để dạy bé khi ho và hắt hơi cần che miệng và mũi bằng khăn giấy (gấp quá có thể dùng tay để che) sau đó vứt rác và rửa tay ngay lập tức.

Vệ sinh và khử trùng

Để bảo vệ sức khỏe trẻ em, việc thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa và khử trùng các đồ vật trong gia đình cũng rất quan trọng. Bố mẹ nên cùng con thường xuyên vệ sinh, làm sạch và khử trùng trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên chạm vào hàng ngày như bàn, ghế, tay nắm cửa, công tắc đèn, điều khiển từ xa, tay cầm, bàn làm việc, toilet và bồn rửa…Vệ sinh bằng chất tẩy rửa hoặc xà phòng và nước. Sau đó khử trùng bằng dung dịch khử trùng gia dụng đã đăng ký với EPAexternal icon.

bảo vệ sức khỏe trẻ em 4

Hạn chế thời gian chơi với trẻ khác và dạy con kết nối đúng cách với bạn bè qua mạng xã hội

Tương tác với những đứa trẻ khác giúp con học được nhiều điều cũng như ứng phó với căng thẳng tinh thần. Tuy nhiên, trong tình hình này, bố mẹ cần cân nhắc hạn chế để con tiếp xúc trực tiếp với những đứa bé khác.

Thêm nữa, theo nghiên cứu đã nói ở trên thì trẻ em mắc COVID-19 lây nhiễm cho người khác nhanh hơn. Trường hợp nếu con nhà mình tiếp xúc với một bạn nhỏ khác bị bệnh thì xác suất nhiễm bệnh rất cao và khả năng lây nhiễm cho người khác cũng rất cao. Do đó, nhằm bảo vệ sức khỏe trẻ em một cách tối ưu nhất, cần hạn chế để bé tiếp xúc với người khác ngoài gia đình.

Ngoài ra, đây cũng được xem là cơ hội tốt để phụ huynh dạy con cách sử dụng mạng xã hội để liên lạc với bạn bè nói riêng và kết nối thế giới lớn sau này nói chung sao cho đúng, văn minh để hình thành cách ứng xử lịch sự trong không gian mạng ảo.

Cân nhắc về việc đi lại

Việc đi lại nhiều có thể làm tăng nguy cơ trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc lây lần vi rút gây bệnh cho người khác nên bé trong thời gian ủ bệnh. Do đó, ở nhà là biện pháp an toàn nhất cho trẻ chưa được tiêm vắc xin. Các bậc phụ huynh cần phải cân nhắc để thay đổi các kế hoạch đi lại của mình, giảm xuống ở mức tối đa.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và lối sống lành mạnh sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ. Trong đó, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý cho trẻ uống nhiều nước và hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, ngũ cốc tinh chế như bánh mì, bơ và chất béo.

bảo vệ sức khỏe trẻ em 5

Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé

Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường, đặc biệt ho, khó thở và sốt thì nhanh chóng đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để điều trị và phát hiện bệnh kịp thời.

Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện như người lớn, thêm việc chưa được triển khai tiêm vắc xin nên vẫn còn nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng. Bố mẹ cần chủ động bảo vệ con và dạy con tự bảo vệ bản thân trong mùa dịch này bằng những nguyên tắc bảo vệ sức khỏe trẻ em được bật mí phía trên nhé!

Bài viết liên quan