Mẹ&Con - Rất nhiều lần, khi về nhà chồng chơi hoặc khi gặp bạn bè, hễ có ai hỏi thăm về tôi trong lúc chuyện trò với anh, thì tôi hay nghe anh gọi tôi bằng 'nó'. Tuyệt chiêu giúp vợ “giải tỏa” khi chồng xa nhà Vợ cần làm gì khi chồng “yếu”? Vợ lạnh nhạt khi chồng mới ra tù

Rất nhiều lần, khi về nhà chồng chơi hoặc khi gặp bạn bè, hễ có ai hỏi thăm về tôi trong lúc chuyện trò với anh, thì tôi hay nghe anh gọi tôi bằng “nó”. Chẳng hạn, đang nấu ăn dưới bếp, tôi nghe bố chồng hỏi chồng: “Quyên (tên tôi) dạo này công việc sao con?”, thì chồng luôn trả lời là: “Dạo này làm cũng đỡ lắm bố ạ!”, hoặc: “Nó đi suốt, đến tận tối mới về!”. Lúc bạn bè anh nói chuyện, hỏi: “Vợ ông mổ xong ổn chưa?”, anh cũng bảo: “Nó khỏe lắm, nhìn chả ai biết mới bệnh nặng!”.

Tôi biết anh không có ý xúc phạm gì tôi, và chữ “nó” được anh thốt ra như thói quen. Nhưng thật tình nhiều lúc tôi thấy rất khó chịu, nhất là khi người khác cũng nhận ra và “chỉnh” anh. Khi nói chuyện với bạn bè của tôi, giả sử tôi hỏi thăm về vợ họ, họ cũng trả lời tôi là: “Bà xã mình…” hoặc “Thanh / Nga…” (gọi tên vợ) chứ không kêu “nó” bao giờ. Làm sao tôi có thể chỉnh anh chuyện này?

Quý Quyên
(Quận Tân Bình)

Ý kiến chuyên gia

Nếu chồng thuộc mẫu người vô tư, ít để ý lời ăn tiếng nói, quan tâm gia đình và bình thường rất chịu lắng nghe bạn thì thật đơn giản. Chỉ cần bạn chọn đúng dịp thích hợp, vui vẻ bảo: “Anh gọi em bằng bà xã hay tên chứ sao lại gọi bằng… thế? Người ta nghe thấy lại bảo ông này không quý vợ gì cả!”.

Nếu chồng ít chịu nghe góp ý, gia trưởng và có phần muốn thể hiện với người khác rằng “ta đây hơn vợ rất nhiều” nên mới gọi vợ bằng… như một cách “thể hiện mình”, bạn có thể khéo léo nhờ mẹ chồng hay một người bạn thân nào đó góp ý giúp.

Thực tế, nhiều anh chồng khi nhắc đến vợ vẫn hay gọi “nó” như thế, dù không có ý xúc phạm, thậm chí rất coi trọng từng ý kiến của vợ. Điều này chỉ là vấn đề thói quen, là cách gọi một người ít tuổi hơn mình một cách thân tình, không khách sáo trong gia đình. Cũng giống như bạn có thể nói về em trai mình với mẹ là: “Nó mới đi làm về, để con gọi nó xuống cùng ăn cơm!” nhưng không hề có ý thiếu tôn trọng gì em cả.

Cái cốt yếu bạn cần “kiểm tra” là thái độ hằng ngày của chồng đối với mình trong những chuyện khác thế nào. Nếu điều này “đạt chuẩn” thì chỉ cần chỉnh dần chuyện xưng hô, góp ý với nhau, cũng như bỏ qua những chấp nhặt nhỏ thôi bạn ạ. 

Tags:

Bài viết liên quan