Rất nhiều mẹ bầu đã gặp phải hiện tượng bụng cồn cào khi mang thai. Đầu tiên, phải trấn an mẹ rằng đây không phải là triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng nào cả. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu tình trạng này nhé!
Nguyên nhân dẫn tới bụng cồn cào khi mang thai
1. Em bé trong bụng bị đói
Đôi khi tình trạng bụng cồn cào khi mang thai chỉ có liên quan đến vấn đề… em bé trong bụng bị đói. Và khi con đói, mẹ cũng sẽ cảm thấy đói, vì thế bạn nên dùng bữa càng sớm càng tốt.
Không cần phải là bữa ăn quá thịnh soạn. Đôi khi chỉ đơn giản là tìm những món ăn vặt nhẹ nhàng cho bà bầu cũng đủ “trấn an” dạ dày tạm thời.
Để cơ thể trong trạng thái đói quá lâu sẽ khiến thai nhi có nguy cơ béo phì khi sinh ra, vì lúc này cơ thể của con đã quen với việc tích trữ chất béo.
Thai nhi càng lớn, mẹ bầu cần tiêu thụ nhiều thức ăn hơn nữa. Đặc biệt, vào tam cá nguyệt thứ ba chính là giai đoạn mẹ sẽ cảm thấy bụng nhanh đói nhất, lúc nào cũng muốn nạp thêm thật nhiều thức ăn.
Thường xuyên lắng nghe cơ thể sẽ giúp mẹ bầu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con yêu được phát triển khỏe mạnh, chào đời bình an.
Ngoài trường hợp bụng cồn cào khi mang thai, 2 dấu hiệu thường gặp khác cũng cho thấy em bé trong bụng đang đói cồn cào:
- Bé liên tục quấy đạp: Đây là một cách để bé yêu nhắc nhở mẹ nhanh chóng nên ăn gì đó. Vì ngay lúc này, nếu bạn ăn uống một ít gì đó, chắc chắc con sẽ bớt đạp dần.
- Bé trườn bụng xuống dưới: Nếu bé máy nhẹ hoặc có dấu hiệu trườn xuống bụng dưới trong khoảng thời gian mẹ làm việc và vận động, cũng có thể là dấu hiệu con đang đói.
2. Mẹ uống quá nhiều nước
Mang thai, mẹ luôn cảm thấy khát hơn bình thường. Việc uống quá nhiều nước sẽ khiến bạn bị no lâu. Điều này đồng nghĩa với việc ăn ít đi nên nhanh bị đói.
3. Thiếu chất xơ làm bụng cồn cào khi mang thai
Không bổ sung nhiều chất xơ có trong rau, củ, quả ngoài việc khiến mẹ mắc táo bón còn có thể làm chậm sự hấp thu các chất khác và tăng lượng glucose trong máu, từ đó tăng cường cảm giác no, khiến mẹ nhanh đói hơn, bụng dạ cồn cào “biểu tình”.
4. Ăn quá nhanh
Ăn nhanh là thói quen của nhiều người. Trong thời gian mang thai nếu vẫn giữ thói quen này mẹ bầu sẽ gặp nhiều bất lợi.
Thức ăn rơi xuống dạ dày quá nhanh khiến não bộ chưa kịp kích hoạt một vài bộ phận để ức chế cảm giác đói, vì vậy tuy ăn nhiều, ăn nhanh nhưng mẹ vẫn có cảm giác bụng cồn cào khi mang thai là do đây.
5. Ăn quá ít
Dường như đây là nguyên nhân dễ hiểu nhất. Có thể do mẹ bầu bị ốm nghén, không ăn được hay ăn không ngon miệng, hoặc cũng có thể do mẹ sợ ăn nhiều khiến cân nặng tăng nhanh, khó lấy lại vóc dáng sau sinh… Việc ăn quá ít khiến cả mẹ và em bé trong bụng đều bị đói, thiếu chất.
6. Ăn nhiều đồ ăn cay
Thèm ăn cay, chấm mắm cay… đây dường như là “khoái” khẩu của nhiều mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, bà bầu ăn quá nhiều đồ cay sẽ kích thích lớp lót dạ dày khiến dạ dày tăng nguy cơ viêm loét. Cảm giác bụng cồn cào khi mang thai cũng xuất hiện từ đó.
7. Sự phát triển của thai nhi
Đây có lẽ là một dấu hiệu đáng mừng. Thông thường, bước sang tam cá nguyệt thứ 2 em bé trong bụng sẽ phát triển nhanh chóng hơn. Nếu mẹ không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ có cảm giác bị đói, bụng dạ cồn cào.
8. Do sự thay đổi hormone
Mang thai, cơ thể mẹ gặp nhiều “xáo trộn”. Sự thay đổi đáng kể lượng hormone trong cơ thể thời điểm này cũng là nguyên nhân khiến mẹ bụng cồn cào khi mang thai.
9. Căng thẳng thần kinh
Thời gian mang thai, mẹ gặp nhiều căng thẳng, áp lực từ công việc, gia đình… Điều này khiến cơ thể bị kích thích nên sẽ sản sinh ra cảm giác thèm ăn để chống lại những căng thẳng này.
10. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc mẹ phải sử dụng trong thời gian mang thai, kể cả thuốc bố cũng chứa một số thành phần như corticosteroid, somatropin… Các thành phần này có thể khiến mẹ có cảm giác bụng cồn cào khi mang thai.
11. Nhiễm giun sán
Hãy nhớ xem ít nhất 6 tháng trước khi mang thai, mẹ đã tẩy giun sán chưa? Nếu chưa thì tình trạng bụng cồn cào khi mang thai của mẹ rất có thể là do nguyên nhân này.
Giun sán trong cơ thể chưa được diệt trừ sẽ hút đi đáng kể các chất dinh dưỡng mà mẹ đã tích cực nạp vào. Thiếu hụt dinh dưỡng khiến mẹ bụng cồn cào khi đang mang thai.
Cách phòng tránh tình trạng bụng cồn cào khi mang thai
Khi đã nắm rõ được nguyên nhân, giải pháp cứu nguy sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Muốn loại bỏ cảm giác bụng cồn cào khi mang thai, rất đơn giản mẹ chỉ cần:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng hợp lý tốt cho tất cả mọi người, không riêng gì bà bầu. Nên ăn đủ các nhóm chất, chia nhỏ khoảng 5 bữa ăn hàng ngày (3 bữa chính và 2 bữa phụ).
- Ăn chậm, nhai kỹ: Dạ dày của bạn sẽ rất biến ơn nếu chủ nhân của nó làm điều này. Nhai kỹ sẽ làm nước bọt tiết ra từ khoang miệng cũng có chứa các enzym tiêu hóa giúp giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Uống nước đúng cách: Uống nhiều nước là tốt, song nhiều phải đi đôi với đúng cách. Mẹ tuyệt đối không nên uống nước trước và ngay sau bữa ăn, tránh cảm giác no giả, dễ no và cũng dễ đói.
- Luôn trữ sẵn đồ ăn vặt trong túi xách: Bất kể khi nào có dấu hiệu đói, mẹ cũng có thể nạp năng lượng ngay. Điều này sẽ giúp mẹ không bị tụt huyết áp cũng như mệt mỏi, khó chịu. Hạt mắc ca, hạt điều, bánh quy, bánh gạo… là một số đồ ăn vặt tốt cho bà bầu mẹ có thể tham khảo.
Mẹ bầu nên ăn gì khi đói đêm?
Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo
Khi mẹ cảm thấy bụng cồn cào khi mang thai vào lúc nửa đêm, một ly sữa nóng sẽ giúp nhanh chóng xua tan cảm giác đói bụng này hiệu quả. Đồng thời sữa cũng có thể giúp cung cấp thêm cho mẹ một lượng tryptophan – một loại amino axit giúp cơ thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Một số chế phẩm từ sữa như sữa chua ít béo, phô mai đều chứa rất nhiều protein, vitamin cùng các khoáng chất có thể cung cấp ít năng lượng nhưng vẫn giúp mẹ bầu no bụng.
Bánh mì nguyên cám
Bánh mì nguyên cám là món ăn nhẹ lý tưởng cho những mẹ bầu thường đói khuya. Mẹ có thể ăn cùng khi uống sữa hoặc thêm bơ đậu phộng để có thể nhanh chóng lấy lại cảm giác no bụng.
Các món ăn từ cây họ đậu
Tuy giàu chất xơ, đạm, a-xit folic nhưng lại các món ăn từ cây họ đậu lại ít chất béo. Điều này có thể giúp mẹ duy trì được cảm giác no lâu vì chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa.
Trái cây giúp giải quyết bụng cồn cào khi mang thai
Trái cây tươi ngon luôn là đồ ăn vặt rất tốt cho sức khỏe từ trước đến nay. Vì thế hãy chuẩn bị sẵn một số loại trái cây yêu thích trong ngăn mát tủ lạnh để phòng ngừa bụng cồn cào khi mang thai vào lúc khuya mẹ nhé!
Các loại hạt
Những thực phẩm được làm từ hạt hay chứa hạt mang đến hương vị thơm ngon, đặc biệt lại ít béo, no nhanh và mang lại vô vàng lợi ích cho sức khỏe con người. Những loại hạt rất giàu protein, chứa chất béo lành mạnh như DHA còn mang đến nhiều lợi ích cho phát triển trí não cho bé.
Mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề bụng cồn cào khi mang thai đã được giải quyết thông qua bài viết trên. Với những khiến thức này, hy vọng mẹ sẽ nhanh chóng tìm ra giải pháp, chấm dứt tính trạng bụng đói cồn cào khi mang thai của mình. Chúc bạn mẹ tròn con vuông nhé!