Mẹ&Con - Mùa Tết năm nào cũng là mùa trẻ rất dễ bệnh, khi nhịp ăn ngủ trở nên thất thường, thời tiết lại 'thuận lợi' cho vi khuẩn, vi-rút sinh sôi nảy nở.  Bài viết này xin mách mẹ một số bí quyết để làm một 'bác sĩ tại gia', chăm sóc con nếu con không khỏe nhé. Chăm sóc trẻ bị bệnh đường hô hấp Phòng ngừa các bệnh trẻ hay gặp ngày Tết Đề phòng tai nạn ngày Tết

Ồ, bạn biết làm như thế nào đây khi bé nói với bạn câu này đúng vào ngày mùng 1 Tết? Các phòng mạch tư hầu hết đều đóng cửa. Đi bệnh viện thì khá xa và khá mất công, bạn cũng thấy tình trạng của con chưa đến mức trầm trọng vậy. Hơn nữa, mới ngày đầu năm mà đã… vào bệnh viện ăn Tết thì đúng là chẳng thú vị gì.

lam-gi-khi-con-khong-khoe-ngay-tet

(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Nếu bé…

Mẹ nên…

– Sung huyết mũi: Bé bị nghẹt mũi (nhiều hoặc ít), nước mũi có thể trong hoặc mang màu vàng, xanh.

– Sốt nhẹ hoặc sốt khá cao, có thể trên 380C trong những ngày đầu.

– Đi kèm các triệu chứng khác như đau họng, ho, quấy khóc, khó ngủ, chán ăn, niêm mạc mũi sưng đỏ…

Đây là những dấu hiệu tổng hợp cho thấy con bạn đã bị cảm. Cảm là bệnh nhiễm siêu vi cấp của đường hô hấp trên và là bệnh hay gặp nhất ở con người. Trẻ em dễ mắc bệnh và bệnh thường kéo dài hơn ở người lớn.

Bạn nên thực hiện tuần tự các việc này:

– Để con nằm nghỉ ở nhà, không đi chơi nữa.

– Giúp bé hạ sốt nếu sốt trên 380C bằng cách dùng khăn nhúng vào thau nước ấm hoặc nước mát (lưu ý không dùng nước đá lạnh nhé), vắt khô, lau thường xuyên cho bé ở trán, nách, bẹn, cổ, tay chân…

– Cho bé ở nơi kín gió nhưng thoáng khí (mở cửa sổ nhưng không để bé nằm gần cửa sổ hay nằm trực tiếp hướng gió). Áo quần nên vừa đủ ấm.

– Cho bé uống thật nhiều nước. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung thêm sữa, nước cam vắt để tăng cường sức đề kháng.

– Không cho trẻ uống nước đá.

– Có thể dùng thuốc nhỏ mũi hoặc dụng cụ hút mũi (có bán ở các hiệu thuốc) cho trẻ nếu cần thiết. Nhưng mẹ cần biết là thuốc nhỏ mũi cho trẻ là loại riêng biệt nên không được tự dùng thuốc nhỏ mũi loại dành cho người lớn để nhỏ cho trẻ.

– Cho con ăn thức ăn nóng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo thịt bằm nấu với rau củ. Có thể tăng cường thêm sữa.

– Bỏ ăn, biếng ăn hơn 3 ngày.

– Ngủ li bì, quấy khóc vật vã.

– Khó thở, thở nhanh.

– Xuất hiện sang triệu chứng ở tai như đau tai, tai chảy mủ.

– Sốt kéo dài hơn 3 ngày. 

Đây là lúc bạn đưa nên đưa con đến bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất, vì diễn tiến bệnh này không giống như bị cảm thông thường nữa mà có dấu hiệu tăng nặng.

Lưu ý: Không bao giờ được tự ý mua kháng sinh cho con uống. Nếu dược sĩ ở các tiệm thuốc tây đã cho thuốc trẻ theo đúng cân nặng và độ tuổi nhưng uống 2 ngày không thấy triệu chứng thuyên giảm cũng cần đưa trẻ đến bác sĩ.

– Sốt không rõ nguyên do, nhiệt độ đo được ở bên trong hậu môn cao hơn 380C (nếu cặp nhiệt độ ở nách thì đo được từ 37,50C trở lên).

– Có các biểu hiện thường đi kèm với sốt như mệt mỏi, quấy khóc, đỏ mặt, vã mồ hôi, rùng mình hay run, đau đầu…

– Có thể có co giật nếu sốt đột ngột.

Thông thường người ta chia căn nguyên của sốt làm hai loại: sốt do các căn nguyên nhiễm khuẩn và sốt do các căn nguyên không phải nhiễm khuẩn.

Sốt do các căn nguyên nhiễm khuẩn thông thường là biểu hiện của tình trạng nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn. Sốt do các căn nguyên không nhiễm khuẩn có thể gặp trong nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau như quá trình thở gặp trục trặc, do tác dụng phụ của thuốc, do mất nước, do say nắng (dễ xảy ra trong những ngày Tết khi bé được đưa đi chơi ngoài trời quá lâu, quá nhiều)…

Khi thấy con bắt đầu ấm đầu, sốt lên dần, nếu đang đi chơi, bạn cần tranh thủ đưa trẻ về nhà càng nhanh càng tốt. Sau đó thực hiện tuần tự các việc này:

– Đặt trẻ trong phòng thoáng khí nhưng khuất gió. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng. Tuyệt đối không cởi bỏ hết quần áo khi thấy trẻ sốt nhưng cũng không mặc nhiều lớp áo, trùm chăn kín mít vì sẽ dễ khiến trẻ lên cơn co giật.

– Dùng khăn nhúng nước ấm hoặc nước mát vắt khô, lau khắp người cho trẻ. Không lấy nước đá trực tiếp chườm lên người cho trẻ vì làm như vậy chỉ khiến thân nhiệt của bé càng cao do cơ chế co mạch ngoại vi.

– Có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều dùng theo hướng dẫn của dược sĩ (mẹ nhớ nói rõ cân nặng và độ tuổi của bé khi mua thuốc).

– Trẻ sốt thường mất nhiều nước qua đường mồ hôi, hô hấp, vì vậy bắt buộc phải khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể dùng cả nước cam, nước trái cây…

– Cho trẻ ăn cháo loãng (nấu với thịt cá, rau củ đầy đủ). Chia thành nhiều bữa khác nhau.

– Sốt trên 390C và mẹ đã làm mọi cách nhưng vẫn không thấy hạ nhiệt độ.

– Trẻ không ăn uống được, nôn tất cả mọi thứ.

– Trẻ buồn ngủ khác thường, nằm mê man li bì.

– Nổi ban bất thường trên da.

– Đau đầu nhiều (kể cả sau khi uống paracetamol theo liều dùng được hướng dẫn).

– Trẻ lên cơn co giật dù mẹ đã thực hiện nhiều biện pháp hạ sốt.

Đây là những dấu hiệu tăng nặng nguy hiểm, bất thường và mẹ cần gấp rút đưa trẻ đến bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất chứ không để trẻ ở nhà tự điều trị nữa.

Trong quá trình điều trị trước đó ở nhà khi trẻ sốt, mẹ lưu ý những việc sau:

– Không được cho trẻ uống aspirin: Đây là phương pháp hạ sốt nguy hiểm vì có thể gây ra những bệnh liên quan đến gan của bé sau này.

– Không sử dụng các biện pháp dân gian như cho uống các lá thuốc để hạ sốt.

– Theo dõi chặt chẽ tình trạng sốt. Cặp nhiệt độ sau mỗi giờ và ghi chép thông tin sốt đầy đủ.

– Đặt viên thuốc đạn hạ sốt (hỏi dược sĩ trước khi mua) vào hậu môn cho trẻ để dự phòng sốt tăng lên nếu trẻ sốt cao.

– Tự dưng trẻ đau quặn bụng, kèm tiêu chảy rõ ràng, phân tóe nước và đi nhiều lần.

– Ngoài ra, còn có thể có các dấu hiệu kèm theo như nôn ói, sốt.

Những dấu hiệu này cho thấy trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Những bệnh này thường xuất hiện vào dịp Tết vì đây là giai đoạn có nhiều đám tiệc, tần suất ăn uống nhiều, thức ăn chủ yếu nguội lạnh, dự trữ nên mau ôi thiu, là điều kiện thuận lợi để vi trùng gây bệnh đường ruột phát triển.

Khi thấy con có những dấu hiệu kể trên, mẹ nên:

– Tăng cường vệ sinh cho trẻ trong giai đoạn bị tiêu chảy. Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau mỗi lần đi vệ sinh.

– Cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, chia làm nhiều bữa. Tốt nhất nên là cháo nấu loãng (có thể kèm thịt và rau củ thái nhuyễn).

– Uống bù nước càng nhiều càng tốt. Ngoài nước lọc, có thể cho trẻ uống oresol (Pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn: 1 gói pha trong đúng 1 lít nước sôi để nguội cho uống trong một ngày). Lưu ý là trong trường hợp trẻ không khát cũng nên cho trẻ uống từng ít nước một suốt giai đoạn tiêu chảy.

– Nếu trẻ nôn, chờ 10 phút sau cho trẻ uống nước tiếp.

– Không được tự cho trẻ dùng các loại thuốc chống nôn, cầm tiêu chảy.

– Theo dõi sát tình trạng mất nước và đi ngoài của trẻ.

– Có các triệu chứng như sốt cao đột ngột 39-400C.

– Đi ngoài 10-15 lần/ngày, phân lỏng, nhiều nước, nhiều khi có nhầy, máu, nôn liên tục…

– Đau bụng dữ dội.

– Đau bụng có kèm nôn ói mà chất ói lại có màu xanh rêu hoặc nâu, đen.

– Bụng trẻ cứng. Trẻ có dấu hiệu hoảng loạn, khóc thét.

Đây là những dấu hiệu của đau bụng cấp hoặc tiêu chảy cấp, cần lập tức đưa đến bệnh viện vì thậm chí có thể nguy đến tính mạng của trẻ chứ không phải đau bụng tiêu chảy thông thường.

Tiêu chảy cấp có thể khiến trẻ mất nước nặng dẫn đến trụy tim mạch, có thể tử vong.

Trẻ rất nhạy cảm với… ngộ độc! 

Cơ thể trẻ vẫn rất mong manh, sức đề kháng chưa hoàn thiện. Vì vậy, có khi cùng một món ăn ở ngoài (cha mẹ đưa cả nhà đi ăn buffet, ăn phở chẳng hạn), cha mẹ không sao nhưng con lại bị ngộ độc thực phẩm.

Vì vậy, cần hạn chế tối đa chuyện trẻ ăn uống bên ngoài. Ngày Tết trước khi đi chơi nên cho trẻ ăn no ở nhà, với những bữa cơm nóng sốt. Nếu không kịp quay về nhà ăn, thì nên chuẩn bị cho con một số thực phẩm mang theo, chẳng hạn cháo được giữ trong hộp kín giữ nóng, một ít bánh mì, bánh quy được đóng gói sạch sẽ…

Không nên đưa trẻ vào hàng quán những ngày Tết, vì đây là những ngày nguồn nguyên liệu tươi sống không có, thường người bán dự trữ qua nhiều ngày.

Thông thường, khi bị ngộ độc thực phẩm, trẻ sẽ có dấu hiệu bất thường ngay sau khoảng 30 phút đến vài giờ. Trẻ sẽ có các biểu hiện buồn nôn, nôn, đau quặn ruột, tiêu chảy, sốt hoặc người lạnh run, tim mạch rối loạn, mạch nhanh, tuột huyết áp khi nôn quá nhiều làm mất nước và chất điện giải.

Bạn cần phải nhanh chóng làm cho chất độc trong thức ăn đào thải ra ngoài bằng cách dùng ngón tay ngoáy nhẹ vào vòm họng ở gốc lưỡi kích thích để bé nôn hết thức ăn ra. Cẩn thận đừng làm bé bị đau. Nhớ đặt trẻ ở tư thế nằm đầu thấp, hơi nghiêng để tránh bị sặc khi nôn, rất nguy hiểm. Dùng khăn sạch lau miệng trẻ, đừng cho chất nôn bám lại trong miệng. Nếu trẻ bị tiêu chảy, phải để trẻ đi ngoài, không được dùng thuốc cầm vì đây là cách cơ thể cần đẩy chất độc ra ngoài.

Sau đó, cho trẻ uống nhiều nước, nấu cháo loãng nghiền với cá thịt hoặc rau củ cho trẻ ăn từng chút một, mỗi lần một vài muỗng liên tục để phục hồi. Để trẻ nằm yên, nghỉ ngơi và theo dõi tiếp tục tình hình. Trường hợp trẻ vẫn tiếp tục sốt cao, nôn nhiều, chất nôn có lẫn máu hoặc ngả sang màu xanh, phải lập tức đưa trẻ đi nhập viện. 

Tags:

Bài viết liên quan