Mẹ và Con - Chọn cách dạy con gái tuổi dậy thì để con có thể hiểu rõ về những thay đổi trên cơ thể của mình là một việc vô cùng quan trọng đối với các ông bố bà mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của bé về sau...

Bé gái thường bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì sớm hơn bé trai. Lúc này, bé có những thay đổi về cơ thể, tâm lý cũng như những rung động đầu đời. Đây được coi là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mình. Để việc nuôi dạy bé gái dễ dàng hơn, mẹ hãy quan sát những biến đổi theo từng ngày của con để nắm bắt và thay đổi linh hoạt cách giáo dục. Và nếu chưa biết cách dạy con gái tuổi dậy thì thế nào để con hiểu được những thay đổi trên cơ thể của mình, đừng bỏ qua bài viết sau đây của Tạp chí Mẹ và Con nhé!

cách dạy con gái tuổi dậy thì

Dậy thì ở bé gái bắt đầu khi nào?

Tuổi dậy thì được coi là một bước đệm chuyển mình, là lúc cơ thể thay đổi và trở nên giống người lớn hơn. Đối với bé gái, dậy thì bắt đầu sớm nhất là 8 tuổi và muộn nhất là 13 tuổi. Tuổi dậy thì bắt đầu khi não gửi một loại tín hiệu được gọi là hormone có thể kiểm soát các chức năng cơ thể để bắt đầu phát triển và thay đổi.

Những thay đổi nào xảy ra trong tuổi dậy thì ở bé gái?

Để biết cách dạy con gái tuổi dậy thì, trước tiên bố mẹ cần hiểu rõ ở giai đoạn này, con sẽ có những thay đổi nào trên cơ thể. Cụ thể, con sẽ có những khác biệt “đánh dấu” con đã lớn khôn:

Về vóc dáng

Bé gái trong tuổi dậy thì bắt đầu phát triển chiều cao và cân nặng. Ngực và mông phát triển hơn trước, lớp mỡ dưới da cũng dày lên làm cho cơ thể mềm mại và nữ tính hơn. Chỉ tới khoảng 18-20 tuổi con gái mới đạt đến hình dáng ổn định theo các đặc tính di truyền.

mẹ và bé

Về làn da

Khoảng 11, 12 tuổi làn da sẽ xuất hiện lớp dầu hoặc bã nhờn trên da nhiều hơn. Chính lượng dầu tiết ra quá nhiều gây mụn trứng cá và viêm lỗ chân lông. Để loại bỏ bã nhờn, giảm mụn nhọt và mụn trứng cá, có thể rửa mặt thường xuyên bằng nước và sữa rửa mặt nhẹ. Nên tránh các sản phẩm làm khô hoặc gây kích ứng da, không chà mạnh và sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da mụn. Nếu tình trạng không cải thiện, mẹ và bé nên cùng nhau tới gặp bác sĩ da liễu để được điều trị nhé!

Ngực

Dấu hiệu đầu tiên nhận biết sự phát triển của ngực là quầng ngực dày lên và sẫm lại. Trong thời gian ngực nhú lên này, bé gái có thể cảm thấy ngứa hoặc đau ngực một chút. Hơn nữa, hai bên có thể phát triển không đồng đều nhau về kích thước. Cách dạy con gái tuổi dậy thì lúc này chính là mẹ hãy động viên con, cho con biết đây là điều hết sức bình thường, con không cần phải lo lắng quá!

Lông và mùi cơ thể

Khi dậy thì, cơ thể bé gái sẽ tiết ra một lượng nhỏ hormone nam và khi tích tụ đến một mức độ nhất định sẽ khiến lông bắt đầu phát triển. Sự hình thành của lông cũng kéo theo sự xuất hiện của tuyến mồ hôi, đặc biệt ở vùng dưới cánh tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Do lứa tuổi này cơ thể đang phát triển mạnh nên mùi cơ thể có thể khá nặng nên mẹ cần nhắc con chú ý chăm sóc vệ sinh cơ thể mình kỹ hơn.

bé gái

Kinh nguyệt tuổi dậy thì – sự thay đổi lớn nhất trên cơ thể

Kinh nguyệt xuất hiện cũng là một dấu hiệu rõ ràng nhất của việc bé gái đã tới tuổi dậy thì. Tạp chí Mẹ và Con khuyên mẹ nên trò chuyện với con về vấn đề này trước khi bé tới tuổi phát triển để tránh trường hợp bé bị hoảng loạn, lo lắng khi bất ngờ bị nhé! Nếu chưa biết cách dạy con gái tuổi dậy thì như thế nào để chia sẻ với con về những vấn đề này, mẹ có thể tìm đến các bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn cụ thể hơn.

Và trước khi chia sẻ cùng con, mẹ cũng nên bỏ túi những kiến thức đúng về “mùa dâu” của phụ nữ. Kinh nguyệt sẽ “tới thăm” một lần mỗi tháng, mỗi lần chỉ dưới 7 ngày là hết. Đây là thời điểm trứng được giải phóng và di chuyển vào một trong các ống dẫn trứng. Nếu không được tiếp xúc và thụ tinh với tinh trùng thì nó sẽ bị thoái hóa và bị loại bỏ ra khỏi cơ thể cùng với máu kinh nguyệt.

kinh nguyệt

Kinh nguyệt ở bé gái tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?

Thông thường kinh nguyệt thường bắt đầu trong độ tuổi từ 12-14 tuổi nhưng cũng có trường hợp sớm hơn hoặc muộn hơn. Trong giai đoạn đầu của tuổi mới lớn, chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ có thể không đều. Bé gái có thể có hai lần bị trong 1 tháng hoặc có tháng không có kinh nguyệt xuất hiện. Đây là điều hết sức bình thường và chỉ sau 1-2 năm thì cơ thể bé mới có được một chu kỳ đều đặn như người lớn. Tuy nhiên, nếu đã có quan hệ mà sau đó một khoảng thời gian không có kinh thì đó có thể là dấu hiệu của việc mang thai nhé!

Khi áp dụng các cách dạy con gái tuổi dậy thì, mẹ đừng quên hướng dẫn con về các loại băng vệ sinh, thời gian cần thay băng cũng như việc luôn phải mang theo băng để phòng những tình huống khẩn cấp trước khi hoặc bắt đầu xuất hiện kỳ kinh đầu tiên nhé. Ban đầu, khuyến khích trẻ dùng băng vệ sinh được gắn vào quần lót để thấm hút lượng máu chảy ra khỏi âm đạo và thay băng sau 4-5 tiếng sử dụng. Tuy nhiên, vào những ngày đầu tiên của kinh nguyệt lượng máu lúc nào cũng ra nhiều hơn và có thể kèm theo cơn đau bụng kinh nên cần thay đổi thường xuyên hơn. Ngoài ra, hiện trên thị trường còn nhiều loại băng vệ sinh khác như tampon và cốc nguyệt san. Mẹ có thể giải thích cho con về cách dùng nếu bé tò mò, nhưng không nên để cho con dùng quá sớm nhé!

các loại băng vệ sinh

Kinh nguyệt có gây khó chịu cho cơ thể?

Khi bắt đầu kinh nguyệt, một số cô gái có thể bị chuột rút, đau bụng dưới, đau lưng, đau đầu, chóng mặt hoặc tiêu chảy nhưng một số khác thì hoàn toàn không có phản ứng cơ thể nào. Điều này tùy thuộc vào thể chất và cơ địa của từng người. Để không cảm thấy khó chịu và giảm đau khi tới thời điểm này, mẹ có thể áp dụng cách dạy con gái tuổi dậy thì chườm khăn ấm lên bụng hoặc lưng, nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng và uống các thức uống ấm cho cơ thể nhé!

Khi nào nên tới gặp bác sĩ phụ khoa?

Mẹ và Con cần lưu ý bạn là nếu chưa có kinh nguyệt dù đã đủ 15 tuổi hoặc đến quá sớm thì nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để xem xét tình hình sức khỏe. Bên cạnh đó, những trường hợp sau mẹ và con gái cũng nên tới bệnh viện thăm khám:

  • Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng nhưng sau đó ngừng hoạt động.
  • Chu kỳ kinh nguyệt cách nhau 90 ngày (ngay cả khi điều đó chỉ xảy ra một lần).
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
  • Chu kỳ kinh nguyệt quá nặng đến nỗi phải thay miếng lót hoặc băng vệ sinh thường xuyên (nhiều hơn một lần trong 1-2 giờ).
  • Bạn gái bị chuột rút tới mức không thể thực hiện các hoạt động bình thường

Ngoài ra, nếu mẹ còn bối rối trong cách dạy con gái tuổi dậy thì để con hiểu về kinh nguyệt – sự thay đổi lớn nhất trong độ tuổi này, mẹ nên khuyến khích bé gái tới bệnh viện để gặp các bác sĩ khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên. Làm như vậy bé sẽ không cảm thấy ngại ngùng và không dám tới khám khi mắc các bệnh phụ khoa sau này. Hơn nữa, bác sĩ cũng có thể cung cấp những thông tin bổ ích về tuổi dậy thì cũng như cách chăm sóc phù hợp cho bé gái phát triển tốt nhất về thể chất, chiều cao cũng như làn da.

Bên cạnh những thay đổi về cơ thể, ngoại hình, bé gái ở tuổi dậy thì sẽ có rất nhiều biến đổi trong tâm sinh lý nên bố mẹ cũng nên chú ý tới những điều này. Bé dễ gặp phải hội chứng khủng hoảng tuổi dậy thì, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, rối loạn ăn uống…

dạy con gái

Dậy thì là một bước quan trọng cho tương lai sau này bởi vì mọi sự phát triển về hình thể cũng như tâm lý đều ở đang trong thời điểm thay đổi mạnh mẽ nhất, hình thành nên thể chất, vóc dáng và chiều cao sau này. Do đó, bên cạnh quan tâm tới những thay đổi về cơ thể, mẹ nên cho con tham gia các lớp hoạt động thể chất để cải thiện chiều cao và hình thể cho con. Đồng thời, đừng quên tìm hiểu các cách dạy con gái tuổi dậy thì để luôn đồng hành cùng con trong giai đoạn này, bạn nhé!

Bài viết liên quan