Mẹ&Con - Rau răm là một trong những loại thực phẩm khá phổ biến dùng làm gia vị cho nhiều món ăn của người Việt. Tuy lành tính, không độc hại, nhưng rau răm cũng có vài tác dụng phụ mà người ăn cần lưu ý để không xảy ra những 'sự cố' ngoài mong muốn về sức khỏe. Bầu có nên ăn đậu phộng không? Mẹ bầu có nên ăn sầu riêng? Bầu có nên ăn ốc?

Công dụng của rau răm

Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Nhờ có vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tỳ vị.

Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.

bau-co-nen-an-rau-ram

Lưu ý khi ăn rau răm

Cần lưu ý mỗi khi sử dụng rau răm mặc dù nó không độc, nhưng nếu dùng rau răm thường xuyên, với lượng rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, làm giảm tình dục, giảm ham muốn cả nam lẫn nữ, kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi, phụ nữ có thể trở nên vô kinh (mất chu kỳ kinh nguyệt).Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi đang hành kinh cũng không được dùng rau răm.

Mẹ bầu có được ăn nhiều rau răm?

Vì có vị cay, tính ấm, tính thơm hành khí mạnh (khí hành dẫn đến huyết hành) kích thích tử cung có thể làm ra thai nên rau răm kỵ dùng với người có thai. Bởi vậy khi mang thai các mẹ không được ăn nhiều rau răm

Mẹ bầu thèm ăn trứng vịt lộn thì chỉ ăn ít (chỉ một vài ngọn) rau răm… sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, nhưng nếu ăn nhiều, dùng rau răm giã uống hay sắc làm thuốc uống thì rất nguy hiểm.

bau-co-nen-an-rau-ram

Một số phương thuốc dân gian từ rau răm:

– Mùa hè say nắng: Giã rau răm tươi, vắt cốt đun sôi uống.

– Chữa kém ăn: Rau răm dùng theo gia vị hoặc sử dụng cả cây 10-20 g sắc uống sau bữa ăn.

– Chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước: Lấy nước ép rau răm tươi thân đỏ 25-30 ml/lần/ngày, uống 2 lần.

– Chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi hoặc giã nát xát, còn bã đắp rồi băng lại.

– Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50 g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.

– Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.

– Chữa rắn cắn: Rau răm dùng tươi cả cây nhai nuốt (hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống), lấy lá đắp vào vết thương. Có thể lấy 20 ngọn rau răm tươi giã nát, vắt nước uống, bã đắp vết cắn. 

Tags:

Bài viết liên quan