Bạn có biết con người chúng ta thường dành ra khoảng bao nhiêu thời gian cho việc ngủ nghỉ không? Trung bình mỗi người sẽ dành 1/3 cuộc đời để ngủ và nghỉ ngơi. Vì thế, giấc ngủ và những giấc ngủ ngon là nhu cầu thiết yếu rất quan trọng đối với sức khỏe.
Nếu ngủ không đủ giấc, mất ngủ hay giật mình thức giữa đêm, thì đồng hồ sinh học của cơ thể sẽ bị rối loạn và làm cho sức khỏe giảm sút và có thể dẫn đến nguy cơ đột tử. Để trang bị những kiến thức hữu ích nhất, chính xác nhất về vai trò quan trọng của giấc ngủ, chúng ta cùng nhau khám phá bài viết dưới đây nhé!
Thế nào là một giấc ngủ ngon?
Nếu bạn có một giấc ngủ ngon thì bạn chắc chắn có thể cảm nhận được chất lượng của nó. Hãy tự cảm nhận cơ thể mình mỗi sáng thức dậy, bạn cảm thấy tràn đầy sức sống và không bị mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ thì có nghĩa rằng đêm qua bạn đã có một giấc ngủ sâu.
Giấc ngủ của mỗi người là khác nhau cả về thời gian ngủ lẫn cách nằm ngủ và nhiều yếu tố khác. Thế nhưng, giấc ngủ ngon cũng có những tiêu chuẩn chung của nó bao gồm 2 yếu tố: ngủ sâu và ngủ đủ giấc. Người trưởng thành cần ngủ 6 – 8 tiếng/ngày. Trong khi đó, thời gian ngủ của trẻ em và thanh thiếu niên sẽ nhiều hơn là 10 – 12 tiếng. Chất lượng giấc ngủ sẽ phản ánh trực tiếp vào ngày hôm sau. Nếu ngủ đúng và đủ giấc, bạn sẽ thức dậy với cơ thể tràn đầy năng lượng. Ngược lại, bạn sẽ có cảm giác bắt buộc phải thức dậy. Toàn thân uể oải, không thoải mái và luôn ngáp, cảm thấy buồn ngủ suốt ngày.
Dựa vào đồng hồ sinh học thì bạn cũng phần nào ý thức được tầm quan trọng của giấc ngủ. Việc bạn ngủ không đúng giờ, không đủ giấc, không đảm bảo chất lượng nghĩa là các giai đoạn bài độc trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý như mất ngủ, thiếu ngủ, bệnh đường tiêu hóa, tiểu đường, tăng huyết áp, tăng nguy cơ ung thư, suy giảm trí nhớ… Đối với sức khỏe tinh thần, giấc ngủ là liều thuốc vô giá. Ngủ không đủ giấc khiến bạn luôn cảm thấy uể oải, thiếu sức sống, chẳng có động lực để làm gì cả. Đây là tiền đề dẫn đến nhiều căn bệnh, bao gồm trầm cảm.
Bí quyết giúp bạn có một giấc ngủ ngon
Lựa chọn một chiếc đệm tốt, phù hợp trong căn phòng ngủ cũng là không gian lý tưởng giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn, chất lượng hơn. Sở dĩ nói như vậy là vì theo nhiều chuyên gia y tế đệm tốt sẽ có tác dụng nâng đỡ và hỗ trợ tối đa cho phần lưng nên giấc ngủ thường sẽ sâu hơn.
Làm thế nào để có giấc ngủ sâu? Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần để cho đầu óc thật thanh thản, không để công việc len vào giấc ngủ. Ngoài ra bạn có thể nghe một bản nhạc du dương hay tập một bài thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng các thiết bị điện tử hay để đèn quá sáng vì chúng sẽ quấy rầy giấc ngủ của bạn.
Đặc biệt trước khi ngủ không nên uống bia rượu hay trà, cà phê mà thay vào đó nên uống một ly sữa nóng. Bạn nên thường xuyên vận động cơ thể, tập yoga sẽ có nhiều ưu điểm như chữa bệnh, giảm cân và dĩ nhiên sẽ giúp bạn có một giấc ngon hơn. Theo nghiên cứu những người hàng ngày tập thể dục có thể ngủ ngon hơn 45 phút.
Một vài lợi ích khác của việc ngủ đủ giấc
Giấc ngủ ngon giúp bạn luôn duy trì một làn da khỏe mạnh, không bị lão hóa. Giấc ngủ ngon tốt cho trí não bạn, giấc ngủ ngon giúp bạn kiểm soát được cân nặng.
Các nhà khoa học đại học Harvard cho biết, chỉ cần bạn ngủ thêm một giờ trong ngày có thể sẽ làm giảm thiểu nguy cơ đột quỵ và tim mạch trong vòng 6 tuần. Ngược lại nếu bạn ngủ ít hơn 7 tiếng trong một ngày sẽ làm cho các căn bệnh này trở nên trầm trọng hơn khiến tuổi thọ giảm.
Với những chia sẻ về vấn đề giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với sức khỏe của con người, mong rằng bạn sẽ biết cách ngủ như thế nào là tốt cho sức khỏe. Đồng thời giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng ngủ không sâu giấc. Hi vọng bạn đã có một lịch trình sinh hoạt khoa học cho giấc ngủ của mình. Chúc các bạn luôn có được những giấc ngủ ngon và khỏe mạnh!