Mẹ&Con - Vừa mới mang thai, niềm vui chưa dứt, bạn choáng váng khi phát hiện ra mình viêm gan B. Liệu sức khỏe và lá gan của bạn sẽ ảnh hưởng thế nào trong trường hợp ấy? Và quan trọng hơn, câu hỏi trong lòng bạn canh cánh: Liệu bé yêu khi chào đời có gặp phải nguy hiểm nào không? Thảo dược đặc trị bệnh gan, xơ gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ Nước gạo lức có khả năng lọc gan Mẹ bầu biết gì về ngôi thai?

Vài thông tin cần cho bạn

Việt Nam hiện có hơn 2 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị viêm gan siêu vi B mạn tính. Viêm gan siêu vi B chủ yếu lây truyền qua đường từ mẹ sang con. Ngoài ra còn lây qua đường quan hệ tình dục, truyền máu. Tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con tùy thời điểm người mẹ bị mắc bệnh. Cụ thể, mẹ mắc bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 1%, nếu mắc trong ba tháng giữa thai kỳ là 10%, còn mắc ở ba tháng cuối thai kỳ là 60%.

bau-nen-lam-gi-khi-dinh-viem-gan-sieu-vi-b

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, nhiều trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan siêu vi B nhưng được thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thì sẽ vẫn an toàn, không bị lây bệnh. Vì thế, nếu bạn bị bệnh viêm gan B thì vẫn có thể mang thai, chỉ có điều cần báo với bác sĩ điều này và theo dõi bằng một chế độ nghiêm ngặt hơn các bà bầu bình thường.

Khi mang thai, nếu xét nghiệm HbsAg (+) dương tính nhưng dưới 5 đơn vị copi thì có thể mang thai. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, trong thời gian mang thai, bạn không nên dùng thuốc điều trị viêm gan B, đồng thời cần có chế độ ăn uống khoa học, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ từ mẹ, trẻ sơ sinh cần được tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh. Khi đó bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không tiêm phòng đúng cách (hoặc tiêm phòng quá muộn), bé có nguy cơ viêm gan B rất cao.

Với mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) và HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nảy nở) thì ngay sau sinh, bé được tiêm một liều immunoglobulin và một mũi văcxin ngừa viêm gan B thông thường. Vắc-xin được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ hai và tháng thứ tư sau sinh. Với mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì bé sẽ được tiêm hai liều immunoglobulin và một mũi vắc-xin ngừa viêm gan B thông thường. Các mũi vắc-xin tiếp theo sẽ tiêm ở tháng thứ hai và tháng thứ tư. Vắc-xin này tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em sau sinh.

Nguy hiểm cho mẹ

Khi mang thai thì sức đề kháng của phụ nữ rất thấp do đó khi bị nhiễm bệnh sẽ dễ dẫn đến bệnh nặng hơn và tử vong cao hơn do suy gan cấp hoặc tối cấp và nếu hồi phục thì cũng dễ diễn tiến mạn tính hơn người thường.

Nếu mắc viêm gan B, thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chán ăn và vàng da (mắt và màu da trở nên vàng nhợt).

bau-nen-lam-gi-khi-dinh-viem-gan-sieu-vi-b

(Ảnh minh họa)

Người mẹ bị viêm gan B còn có thể gây ảnh hưởng đến thai như nguy cơ sinh non dưới 34 tuần, chuyển dạ sớm có biến chứng, xuất huyết trước sinh, tiểu đường thai kỳ, bé sinh ra bị suy hô hấp…

Khi chuyển dạ hoặc bị sảy thai, người mẹ có nguy cơ tử vong cao do mất các yếu tố đông máu và rơi vào tình trạng hôn mê do gan mất chức năng chống độc.

Nếu bạn phát hiện bệnh trước khi chuẩn bị mang thai?

Khi đi khám tổng quát để chuẩn bị mang thai, bạn phát hiện mình bị viêm gan siêu vi B. Trường hợp đó, đừng vội có thai ngay (nên sử dụng biện pháp phòng tránh thai thật cẩn thận) và đến bác sĩ chuyên khoa gan mật khám và tư vấn về tình trạng nhiễm siêu vi B để biết bệnh đang ở giai đoạn nào, có cần điều trị hay không.

Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, không có triệu chứng, siêu vi viêm gan B đang “sống chung hòa bình” với cơ thể thì không cần điều trị, mà nên sinh cho đủ số con mong muốn rồi bắt đầu điều trị là hợp lý.

Nếu đang bị viêm gan B nặng, bệnh đang tiến triển, xơ gan nặng, suy tế bào gan, viêm gan bùng phát và có những biến chứng vì bệnh gan thì nhất định phải điều trị và chưa nên có con.

Nếu đang điều trị viêm gan B mà… có thai ngoài dự kiến, nếu không điều trị tiếp bệnh có thể bùng phát, gây ảnh hưởng cả mẹ lẫn con. Trường hợp này cũng cần được bác sĩ khám và tư vấn những lợi hại của việc cố giữ thai hay đình chỉ thai, cũng như các biện pháp cần thực hiện trong suốt chín tháng thai kỳ, sao cho bệnh không bùng mạnh.

bau-nen-lam-gi-khi-dinh-viem-gan-sieu-vi-b

(Ảnh minh họa)

Bé bị lây nhiễm như thế nào?

Thai phụ bị nhiễm viêm gan B thì khả năng lây truyền sang thai nhi là khoảng 10%, khi nhau thai bị tổn thương vi khuẩn viêm gan loại B sẽ chạy sang thai nhi qua nhau thai.

Đối với những thai phụ dương tính với HBsAg, thì sẽ lây truyền sang thế hệ sau qua đường sản đạo trong quá trình sinh nở chiếm 90%.

Trong quá trình sinh nở, trẻ sơ sinh sẽ vô tình nuốt một 1 lượng lớn nước ối, máu, dịch tiết ra từ âm đạo… bị nhiễm vi khuẩn viêm gan B, hoặc niêm mạc da của trẻ sơ sinh bị tổn thương trong quá trình sinh nở, đây cũng là một con đường lây nhiễm.

Nếu chồng bị viêm gan siêu vi B nhưng vợ đã được tiêm ngừa thì vợ sẽ không bị lây bệnh và con cái sẽ không bị lây bệnh từ mẹ chúng. 

Hỏi nhanh bác sĩ

Hỏi:

Tôi có thai đã được 37 tuần, tôi bị nhiễm viêm gan B với HbsAg và HbeAg đều dương tính. Xin vui lòng tư vấn trường hợp bé bú mẹ hoặc ngậm ti mẹ mà đầu ti bị trầy xước chảy máu thì liệu bé có bị nhiễm bệnh không vì tôi vẫn muốn được nuôi con bằng sữa mẹ?

Đáp:

Với thai phụ mang HBsAg (+) và HBeAg (+) thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con là 90%. Trong đó 90% là lây ở giai đọan chuyển dạ. Vì vậy, theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế thế giới là cần tiêm 2 mũi kháng thể (huyết thanh) ngay trong vòng 2 giờ đầu sau sinh để trung hòa kháng nguyên lây truyền từ mẹ qua. Có như vậy mới có thể giảm được khả năng gây  bệnh cho bé.

Mẹ cho con bú vẫn có khả năng lây truyền bệnh khi đầu vú bị xước chảy dịch hoặc máu. Khả năng lây truyền này thấp và thường thì bé lớn, mầm răng phát triển mới nghiến vú mẹ. Lúc này bé đã được tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B và đã có kháng thể nên cũng có thể bảo vệ.

Bên cạnh đó, lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ lớn hơn so với nguy cơ bệnh nếu bé được tiêm ngừa đầy đủ. Vì vậy, hiện nay, những bà mẹ mang mầm bệnh như bạn đều được khuyên cho con bú. Một cách khác bạn cũng có thể thử làm nếu không yên tâm là vắt sữa mẹ ra, rồi cho bé ăn sữa mẹ bằng cốc và thìa. Bằng cách này cũng có thể duy trì nguồn sữa mẹ mà tránh nguy cơ cho trẻ. 

Tags:

Bài viết liên quan