Mẹ&Con - Chẳng có gì khổ sở bằng con mới 5-6 tuổi mà đã bị sâu răng, chịu đựng những cơn nhức răng không ngớt. Làm thế nào để chăm sóc răng miệng cho bé yêu của mình từ thuở ấu thơ, giúp bé có một hàm răng thật đẹp? Dưới đây là lời giải đáp cho những câu hỏi thường gặp của bạn. Bé cưng, đánh răng cùng mẹ nhé! Chăm sóc răng sữa cho con Lưu ý khi trẻ mọc răng

1. Đợi đến khi con thay răng xong hết rồi mới cần chăm sóc răng miệng?

Nhiều phụ huynh cho rằng chăm sóc sớm thì răng sữa của con cũng… rụng, phí cả công. Đợi đến khi thay răng vĩnh viễn xong hết, lúc đó mới nhắc con chăm đánh răng, giữ gìn răng miệng cũng đâu có muộn!

Đây là suy nghĩ hết sức sai lầm. Việc chăm sóc răng cho trẻ phải bắt đầu từ khi thấy chiếc răng đầu tiên nhô lên. Vào giai đoạn trẻ mới mọc răng, cần chăm sóc những “hạt bắp non” xinh xinh này bằng cách dùng khăn ướt, mềm để lau nhẹ nướu và răng cho bé. Khi đã có được khoảng 8 chiếc răng xuất hiện thì bạn dùng bàn chải mềm dành riêng cho trẻ em để chải nhè nhẹ rồi.

Khi trẻ có thói quen này thì khi lớn lên, trẻ sẽ giữ thói quen chải răng ít nhất 2 lần vào sáng khi mới dậy và tối trước khi ngủ. Ngoài ra, sau các bữa ăn, cũng cần chải răng hoặc ít nhất là súc miệng kỹ nhiều lần, nhai chewing-gum để vi khuẩn không có “cơ ngơi” sinh sôi nảy nở.

5-giai-dap-cua-bac-si-ve-cham-soc-rang-mieng-cho-tre

2. Chỉ đưa trẻ đến nha sĩ khi trẻ cần nhổ răng hoặc trẻ bị đau răng?

Đây cũng là suy nghĩ rất sai lầm. Nhiều phụ huynh cho rằng nếu con không đau răng thì đưa con đến nha sĩ… làm gì?

Thực tế, bạn nên đưa trẻ đến nha sĩ 6 tháng 1 lần kể từ khi trẻ được 1 tuổi. Nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng cho trẻ, khám răng, giúp ngăn ngừa các vấn đề răng miệng, chăm sóc răng và nướu thích hợp để giữ chúng luôn khỏe mạnh. Việc đưa con đến nha sĩ theo định kỳ sẽ có thể mang đến cho con hàm răng trắng đẹp sau này. Đặc biệt, khi làm quen với nha sĩ từ sớm, bé sẽ không còn sợ những lần đi khám răng, nhổ răng khi lên các lớp trên nữa.

3. Chải răng mà cũng có “công thức” sao?

Có đấy! Khi trẻ bắt đầu 1 tuổi, bạn đã có thể cho trẻ làm quen với việc chải răng. Ban đầu có thể chỉ chải răng với nước. Sau đó từ từ mới cho trẻ sử dụng kem đánh răng không có flour. Trẻ bắt đầu học mẫu giáo, cấp 1 cần được hướng dẫn cụ thể cách chải răng để trẻ có thể tự chải một mình. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi, kiểm tra xem trẻ chải sạch không vì thường là đến 9-10 tuổi, trẻ mới quen với việc chải răng thường xuyên và đúng cách một mình.

5-giai-dap-cua-bac-si-ve-cham-soc-rang-mieng-cho-tre

Cách chải răng đúng là:

– Đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so với răng, lắc nhẹ bàn chải. Chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2-3 cái, chải ba mặt răng: mặt ngoài ( nhìn thấy khi há miệng), mặt trong (phía dưới) và mặt nhai.

– Nên dùng các loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ, không cay và hướng dẫn trẻ nhổ ra sau khi chải. Nếu trẻ dưới 7 tuổi, bạn nên cẩn thận vì trẻ dễ nuốt phải kem, vì thế cần chọn loại kem đánh răng lỡ nuốt vẫn an toàn.

– Chỉ nên sử dụng một lượng rất ít kem đánh răng cho trẻ. Và bạn cần biết là không bao giờ nên bắt chước các mẫu quảng cáo, phết cho kem đánh răng nổi cộm trên lông bàn chải. Nên phết chỉ một lớp thật mỏng, “ăn” hẳn vào lông bàn chải.

4. Có nên cho trẻ dùng kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa flourua?

Bạn nghe một số bà mẹ khác khuyên rằng cho trẻ dùng flourua sẽ hạn chế sâu răng hơn nên muốn làm theo? Hãy lưu ý là chỉ nên dùng flourua khi trẻ đã được trên 5 tuổi, và cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ trước khi dùng cho trẻ.

Flourua là chất gì mà có công dụng tốt vậy? Bạn cần biết rằng sâu răng là do vi khuẩn và các thức ăn bám lại răng sau khi ăn gây ra. Thức ăn thừa không được chải đi, axit sẽ tích tụ trên răng, làm thoái hóa men răng, tạo thành lỗ, còn gọi là sâu răng.

Khi bạn sử dụng thường xuyên flourua sẽ làm cứng men răng khiến cho axit khó ăn mòn hơn. Tuy nhiên cũng hãy cẩn thận vì sử dụng quá nhiều flourua có thể khiến cho răng đổi màu, không còn màu trắng xinh như trước.

5-giai-dap-cua-bac-si-ve-cham-soc-rang-mieng-cho-tre

5. Thuốc có thể làm… sâu răng hoặc đổi màu răng?

Câu trả lời là đúng. Nếu dùng kháng sinh trong một thời gian dài, răng của bé có thể bị đổi màu. Ngoài ra, thuốc dành cho trẻ em thường chứa một lượng đường rất cao nhằm đảm bảo cho trẻ không bị đắng, dễ uống. Nhưng cũng chính vì lượng đường bổ sung này nên viên thuốc cho trẻ em cũng chẳng kém viên… kẹo là mấy.

Vì thế, cho trẻ uống thuốc xong, bạn nên nhắc trẻ chải răng lại cẩn thận, đề phòng sâu răng. Cũng như nếu trẻ cần uống thuốc một thời gian dài, bạn nên hỏi bác sĩ và cả nha sĩ xem liệu loại thuốc đó có ảnh hưởng đến răng của bé hay không. 

Tags:

Bài viết liên quan