Mẹ&Con - Trong thai kì, bầu sẽ bị nhiều triệu chứng. Có những triệu chứng là thường, nhưng cũng có những dấu hiệu nếu gặp phải, bầu ngay lập tức nên đến bác sĩ để thai nhi được an toàn. Hãy đi khám khi thấy một trong những dấu hiệu sau. Phòng bệnh trước thai kỳ Biến chứng thai nghén: Thai lưu 1001 chuyện về nhau thai

1. Bị nôn quá mức

Phần lớn các trường hợp nôn do nghén không gây hại nhưng nếu bạn bị nôn quá nhiều, dẫn tới mất nước quá mức (bạn không có cảm giác buồn tiểu) thì bạn nên đi khám ngay. Nguyên nhân bị nôn nhiều có thể do bị ngộ độc thức ăn nhưng bạn lại nhầm tưởng rằng do nghén. Nếu bị nôn kèm dấu hiệu sốt cao, bạn càng nên sớm đi kiểm tra sức khỏe.

2. Thai ít cử động

Nếu khoảng 1 giờ đồng hồ, bạn không cảm nhận được thai máy thì bạn không cần đi khám vội; thay vào đó, bạn thử uống một cốc nước hoa quả (lượng đường tự nhiên trong hoa quả có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu của bé – tạo điều kiện để bé bắt đầu “đạp mẹ”); sau đó, bạn thử nghỉ trong một căn phòng yên tĩnh. Nếu trong vòng 30-60 phút tiếp theo, bạn không thấy thai máy thì lúc này, bạn có thể đi khám.

11-dau-hieu-thai-bat-thuong-can-kham-ngay

“Không phải mọi trường hợp thai ít máy đều nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên đi khám để bác sĩ kết luận không có chuyện xấu xảy đến với bé” – chuyên gia Iabel cho biết thêm. Điều này sẽ tốt hơn việc bạn ngồi nhà rồi tự suy đoán này nọ. Nếu có bất kỳ sự lo lắng nào xuất hiện, tốt hơn cả, bạn nên trao đổi điều này với bác sĩ.

3. Đau bụng dữ dội

Nếu thai nhỏ hơn 12 tuần tuổi, bạn xuất hiện những cơn đau nhói (đôi khi như bị chuột rút) ở một bên bụng, thì có thể đó là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung (bác sĩ sẽ kiểm tra và kết luận qua siêu âm). Cũng có khi chứng đau bụng dữ dội ở bà bầu có liên quan đến nguy cơ viêm ruột thừa. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, đau bụng có thể là dấu hiệu cho biết bạn sắp chuyển dạ.

4. Co thắt nhiều ở các giai đoạn thai kì

Các cơn co bóp có thể là dấu hiệu của sinh non. Nhưng đối với các sản phụ có con đầu lòng thường hay nhầm lẫn giữa co bóp thật và giả. Các cơn co bóp giả được gọi là cơn gò Braxton – Hicks. Chúng không diễn ra đều đặn, nhưng bất ngờ và không gia tăng cường độ. Các cơn co bóp giả sẽ giảm bớt trong vòng 1 giờ. Nhưng các cơn co bóp thật thường lặp lại trong vòng 10 phút hoặc ít hơn và sẽ tăng dần cường độ.

Tuy nhiên, vì sự an toàn của cả mẹ và bé là quan trọng hơn cả nên thai phụ đừng bao giờ chủ quan với các cơn co thắt. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ, bất kỳ khi nào thấy xuất hiện các cơn có bóp hoặc chỉ có cảm giác như đang bị co bóp, bạn phải lập tức gọi cho bác sĩ.

5. Vỡ ối khi chưa đến ngày sinh

Càng gần ngày dự sinh, sự chảy nước ở âm đạo càng có liên quan đến tình trạng vỡ nước ối; do đó, bạn nên nhập viện sớm. Nếu đột nhiên bạn có dấu hiệu vỡ ối trước tuần thứ 37, bạn cũng nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Đây có thể là do túi nước ối bị vỡ và bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh non.

6. Ra máu

Dấu hiệu ra máu ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong thai kỳ, bạn cũng nên thận trọng. Quý II hoặc quý III, ra máu có thể do chấn thương ở nhau thai (hoặc những vấn đề khác), có thể được chẩn đoán qua siêu âm.

11-dau-hieu-thai-bat-thuong-can-kham-ngay

Phần lớn các trường hợp ra máu thường không kéo dài, cho nên, bạn không cần quá lo lắng. Nếu bạn bị ra máu trong vòng 12 tuần lễ đầu thì dấu hiệu này chưa hẳn là bạn sẽ bị sảy thai.

7. Đau đầu thường xuyên và đau nhiều

Đau đầu cũng khá phổ biến với các bà bầu. Tuy nhiên, nếu đau đầu dai dẳng và kết hợp phù nề trong suốt thai kì, đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Đây là một biểu hiện nguy hiểm phát triển tiềm tàng trong suốt quá trình mang thai và có thể dẫn đến hậu quả khó lường trước được.

8. Các triệu chứng cúm

Phụ nữ mang thai thường dễ bị bệnh hơn phụ nữ không mang thai trong mùa dịch cúm. Lý do là hệ miễn dịch của cơ thể chịu nhiều áp lực hơn trong thời kỳ thai nghén. Đồng thời, phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm do bị cúm.

9. Chảy máu âm đạo kéo dài

Chảy máu âm đạo kéo dài là một dấu hiệu của bệnh nhau tiền đạo khi bánh nhau bám ở phần thấp nhất của tử cung và che phủ một phần hay toàn bộ tử cung, cản trở lối ra của thai. Trường hợp này là một biến chứng của thai nghén, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và cho thai nhi. Trong khi một số phụ nữ không có biểu hiện triệu chứng thì một số khác bị chảy máu âm đạo nhưng lại không đau đớn trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3. Nếu không được kiểm soát kịp thời, căn bệnh này sẽ dẫn đến sinh non.

10. Trạng thái tinh thần sa sút

Trong thai kì, thần kinh bà bầu căng thẳng, mệt mỏi là chuyện bình thường. Nhưng nếu thấy tinh thần mình sa sút, bực dọc quá nhiều, thậm chí những ý nghĩ đen đối xuất hiện trong đầu, mẹ bầu cần khám ngay vì đó rất có thể là dấu hiệu trầm cảm thai kì, rất nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé.

11. Huyết áp cao

Huyết áp cao là dấu hiệu sớm của bệnh nhiễm độc huyết hoặc tiền sản giật. Triệu chứng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ với các biểu hiện như huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu, đau dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị duy nhất là cho sinh sớm. Phương pháp này không gây nhiều khó khăn khi thai nhi đã được gần 37 tuần tuổi nhưng nếu thai nhi còn quá non, các bác sĩ thường phải điều trị bằng cách cho bệnh nhân nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm huyết áp – loại thuốc này không hề tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

(Tổng hợp)

Tags:

Bài viết liên quan