Mẹ&Con – Trẻ em dậy thì sớm đang có chiều hướng gia tăng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này đến từ loại thực phẩm mà trẻ được sử dụng hàng ngày.
Những thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ trẻ dậy thì sớm
- Thịt cổ gia cầm:
Trong thành phần của thịt ở vùng cổ gia cầm như gà, ngan, ngỗng… thường có chứa nhiều thuốc tăng trọng mà những chất này sẽ tích tụ chủ yếu ở phần từ cổ trở lên đầu khi gia cầm ăn vào. Trẻ ăn nhiều thịt cổ thì đồng nghĩa bé sẽ bị kích thích phát triển gây ra dậy thì sớm.
- Rau củ trái mùa:
Trong các loại rau củ trái cây trái mùa thường sử dụng các hóa chất để ép trái cây phải chín. Do đó, chúng chứa nhiều chất độc tồn dư. Việc này sẽ tạo ra nguy cơ dậy thì sớm khi trẻ em ăn các loại rau củ này.
- Thực phẩm chiên, rán:
Những món ăn chiên rán với hương vị thơm ngon là lựa chọn hàng đầu của trẻ. Vì, chúng đã đánh đúng vào thị hiếu của trẻ nhỏ cũng như trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, thực phẩm chiên rán khi nấu ở nhiệt độ cao các món ăn như gà rán, khoai tây chiên… sẽ bị biến đổi chất, trẻ ăn vào có thể gây rối loạn nội tiết và dẫn đến cơ thể dậy thì sớm hơn.
- Đồ ăn nhiều muối:
Nếu bạn cho con mình ăn thực phẩm chứa nhiều muối trong một thời gian dài sẽ khiến hệ tiêu hóa, thận của bé sẽ gặp nguy. Những món ăn chứa hàm lượng muối cao kích hoạt hormone có liên quan sinh sản đó là neurokinin B, dẫn đến cơ thể dậy thì sớm.
- Nội tạng động vật:
Các món ăn từ nội tạng động vật sẽ khiến trẻ dễ bị béo phì, tăng cân và mắc các bệnh như mỡ nhiễm máu, gan nhiễm mỡ…, đồng thời cũng tạo nên hiện tượng dậy thì sớm.
- Sữa đậu nành:
Các sản phẩm từ đậu nành có chứa isoflavone giống estrogen, có thể dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ.
- Đồ ăn sẵn:
Không nên cho trẻ sử dụng nhiều các sản phẩm có chứa chất bảo quản, chất tạo màu… như thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt, béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Các chất giống như hormone giới tính có thể tiềm ẩn trong các chất gây mùi, tạo màu, bảo quản, tăng độ đạm giả tạo.
- Thuốc bổ:
Nhiều bà mẹ thường tự tiện mua thuốc bổ dạng vitamin tổng hợp cho bé uống. Thậm chí, để trẻ nhanh khỏi ốm và khỏe mạnh, một số bà mẹ lại dùng thuốc bắc hoặc chế biến món ăn như canh gà thuốc bắc, gà tần… cho trẻ dùng.
Điều này sẽ làm cơ thể thay đổi quá trình bài tiết, gây ra hiện tượng dậy thì sớm. Vì hầu hết sản phẩm trên thị trường có chứa hormone tăng trưởng rất mạnh, gây thúc đẩy tăng trưởng. Đây là quan niệm sai lầm trong cách chăm sóc trẻ.
Các giải pháp phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bố mẹ nên xây dựng một chế độ ăn phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu rau củ quả, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích hay những thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và có hàm lượng đường cao.
Lưu ý chọn các thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, thực phẩm chứa hormone tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới sinh lý của trẻ.
Tăng cường vận động: Nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng, đá cầu không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn có lợi trong việc trau dồi kỹ năng sống của trẻ.
Hạn chế cho tiếp xúc với estrogen và testosterol: Ba mẹ cần lưu ý khi cho trẻ sử dụng sản phẩm kem, thuốc có thành phần liên quan đến hormone sinh dục.
Hơn nữa, thói quen đi ngủ vẫn bật đèn cũng có tác động tới việc dậy thì sớm ở trẻ. Khi ngủ, buổi ban đêm, tuyến yên sẽ tiết ra một lượng lớn melatonin. Melatonin có thể ức chế giải phóng gonadotropin tuyến yên và ngăn ngừa dậy thì sớm. Nếu trẻ tiếp xúc với ánh sáng quá mức sẽ giảm bài tiết melatonin trong tuyến yên.
Khi nào nên đưa con đi khám?
Nếu nhận thấy con có dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa, bạn nên cân nhắc đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Bạn hãy bình tĩnh, cùng con bước qua giai đoạn này, giải thích cho trẻ hiểu những thay đổi đang diễn ra là hoàn toàn bình thường.
Khi nghi ngờ tình trạng dậy thì của bé do các nguyên nhân bất thường, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định các bệnh lý tiềm ẩn.
Các xét nghiệm máu và nước tiểu có thể phát hiện hàm lượng hormone bất thường. Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm giúp phát hiện các khối u. Chụp X-quang cổ tay để xác định tốc độ trưởng thành của xương. Nếu xương già nhanh so với tuổi thực, nhiều nguy cơ trẻ không thể đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành.
Theo Zing.vn