Mẹ&Con - Không quá để nói rằng tất cả những gì bạn ăn, tất cả những gì bạn nghĩ, tất cả mọi niềm vui nỗi buồn của bạn suốt chín tháng thai kỳ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến bé yêu đang còn trong bụng. Bạn nên 'lên dây cót' cho chính mình thế nào đây, để giúp con ra đời một cách an toàn và tốt đẹp? Trắc nghiệm: Bạn đã chuẩn bị tốt để làm mẹ? Phòng bệnh trước thai kỳ 4 điều nên tránh khi mang thai

Chuẩn bị về tâm lý

Tránh buồn phiền

Những thay đổi về hormone, cộng thêm nỗi lo lắng mơ hồ trước quá nhiều xáo trộn trong quá trình mang thai khiến bạn trở nên cực kỳ nhạy cảm. Bạn dễ buồn, dễ khóc, dễ hoang mang và… làm trầm trọng lên mọi chuyện. Điều này không hề tốt cho bé yêu trong bụng. Vì thế, điều cần làm là nên dành thời gian tiếp xúc, gặp gỡ bạn bè – nhất là những người lạc quan – để luôn tìm được cảm giác vui vẻ. Tránh tối đa thời gian bạn “một mình” vì như thế rất dễ stress hoặc cảm thấy cô độc, mệt mỏi. Nếu thấy buồn phiền, đừng chịu đựng mà hãy cố gắng giải tỏa nó ngay bằng cách tâm sự với người thân, xem kịch hoặc phim hài, xem ảnh những đứa trẻ kháu khỉnh hoặc gặp chuyên gia tâm lý nếu cần.

len-day-cot-cho-chin-thang

Không đòi hỏi quá nhiều ở bản thân

Chắc chắn bạn mong muốn mình trở thành một người mẹ tốt. Nhưng ai cũng vậy thôi, lần đầu làm một việc gì đều ít nhiều lúng túng và va vấp. Bạn không là ngoại lệ. Nếu bạn có chút “sai lầm” nào đó như vô tình chưa chích ngừa Rubella để rồi đến lúc mang thai lại lo lắng, tự trách bản thân, muốn tăng nhiều cân hơn nhưng ăn uống lại không vô…, bạn không nên như thế. Cũng đừng áp lực rằng mình nhất định phải thế này, phải thế kia thì con mình mới sướng. Không ít bà mẹ tự vấn và cảm thấy mình “kém cỏi” chỉ vì không cho con được một mái ấm đầy đủ bố mẹ, hoặc còn phải ở nhà thuê, còn nhiều cơ cực… Xin khẳng định, bạn không cần đòi hỏi mình nhiều như thế! Hành trình làm cha làm mẹ là một hành trình dài và gian nan, bạn sẽ học hỏi từ từ để trở thành những “tấm gương” cho con. Nhưng đó sẽ là một hành trình bạn và con cùng đi, chứ bạn không nhất thiết phải trở thành hình mẫu rồi mới được làm cha mẹ.

Thu xếp mọi việc, nhưng đừng quá stress

Bạn sẽ phải nghỉ sinh từ 4-6 tháng. Một số công việc ở cơ quan sẽ phải thay đổi. Có những chương trình học nâng cao bạn đang học nhưng giờ đây không biết sẽ gián đoạn ra sao… Tất cả những điều đó quả thật đều cần đến bàn tay bạn sắp xếp. Nhưng đừng quá stress. Sự căng thẳng sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn và thai nhi. Hãy liệt kê những công việc và trao đổi cùng người thân, đồng nghiệp, cấp trên… để có sự giúp sức với bạn càng sớm càng tốt.

Giảm thiểu mâu thuẫn cùng chồng

Khi bắt đầu mang thai, bạn nhận ra những mâu thuẫn dường như tăng lên. Bạn strees, anh xã cũng… stress (chỉ có điều anh ấy ít nói ra). Điều này khiến vợ chồng bạn thường xuyên đối mặt với những cuộc cãi cọ, tranh chấp ý kiến. Hãy cố gắng thư thái và giảm bớt sự giằng co, mâu thuẫn này. Một cách tốt là hãy cùng chồng bạn đi du lịch, đi chơi một số nơi để thư giãn đầu óc, giúp lấy lại sự cân bằng cho cơ thể và củng cố tình cảm vợ chồng. Có gì vợ chồng không hiểu, nên nói ra với nhau một cách nhẹ nhàng.

Hạn chế cảm xúc quá mạnh

Sự lo âu, thất vọng, bực tức, cáu giận hoặc những cảm xúc như hồi hộp, ngạc nhiên, vui vẻ quá mức đều là những trạng thái tâm lý tiêu cực có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng mẹ. Chính những điều này sẽ gây ra những biến đổi nội tiết trong máu của mẹ và truyền sang đứa con qua nhau thai. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm cho hệ thần kinh của thai nhi dễ bị kích thích. Việc hạn chế cảm xúc quá mạnh này cần thực hiện với công việc lẫn sinh hoạt, đời sống riêng. Ví dụ xem một bộ phim, bạn nên né những phim tình cảm quá buồn, hoặc phim kinh dị gây sợ hãi.

Tìm sự giúp đỡ từ người thân

len-day-cot-cho-chin-thang

Một thai phụ sáng suốt là người biết… “huy động” tất cả mọi người thân cùng hợp sức với mình trong giai đoạn mang thai và sinh nở. Nhất là đừng quên vai trò của người chồng. Ngay từ lúc này, khi lên kế hoạch chuẩn bị để có đứa con đầu lòng, bạn hãy “kéo” anh ấy vào cuộc và cùng tạo nên những suy nghĩ tích cực, có trách nhiệm, hứng thú với con từ anh ấy. Có thể đăng ký để chồng cùng tham gia những lớp học tiền sản. Anh ấy sẽ tích cóp được những kiến thức hữu ích để phụ giúp bạn trong quá trình mang thai, sinh nở, nuôi con. Đồng thời, bạn cũng sẽ dễ dàng thống nhất hơn với chồng về việc nuôi dạy con sau này. Cũng đừng ngần ngại tìm đến ông bà, vì sau bạn, ông bà là người thương con bạn hơn ai hết. Có sự giúp sức ấy, bạn sẽ khỏe hơn, có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, thư giãn.

Chuẩn bị về sức khỏe

Ăn uống

Trong suốt quá trình chín tháng mười ngày, thai phụ sẽ tăng trung bình từ 12-15kg. Chính vì thế, người mẹ phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Không được bỏ bữa, đặc biệt bữa sáng, ít nhất là phải dùng bữa ăn nhẹ. Bạn cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốt hơn hết nên hạn chế ăn ngoài hàng quán vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ “cơm hàng cháo chợ” hiện nay vẫn rất cao. Nên ăn chín, uống sôi, chuẩn bị bữa ăn tại nhà và đảm bảo nguyên liệu tươi sống, được kiểm dịch đầy đủ.

Giấc ngủ

Ngủ 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày là con số lý tưởng nhất cho thai phụ. Để giấc ngủ đến dễ, cần mặc quần áo rộng rãi, giữ nhiệt độ trong phòng vừa phải. Không gian phòng ngủ nên yên tĩnh, thoáng đãng, ánh sáng thật dịu nhẹ. Ngoài ra, vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi đi ngủ cũng mang đến cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn. Nếu có điều kiện, buổi trưa tại cơ quan bạn nên tranh thủ chợp mắt chừng 30 phút. Điều này giúp cơ thể thư giãn, đủ sức lực và sự tỉnh táo cho giờ làm việc buổi chiều.

Khám thai theo định kỳ

Lịch khám thai tùy thuộc vào tuổi thai hay các vấn đề của từng giai đoạn. Lần khám thai đầu tiên bắt đầu vài ngày sau khi trễ kinh. Đây là lần khám thai rất quan trọng vì chủ yếu tập trung đánh giá sức khỏe của mẹ và xác định vấn đề mang thai. Tuy nhiên, những trường hợp thai kỳ có vấn đề như ra huyết, dọa sinh non, thai suy dinh dưỡng, ối ít, mẹ có bệnh lý… sẽ có lịch khám thai tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nên tuân thủ nghiêm ngặt theo lịch khám thai, vì có những xét nghiệm, siêu âm cần chính xác thời gian mới cho kết quả đúng.

Hoạt động

Kiêng khem hay vận động quá mức đều không đúng. Cơ thể của người phụ nữ khi mang thai vẫn có thể đi làm, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi sáng. Chỉ riêng với những thai phụ có tiền căn sảy thai liên tiếp thì cần nghỉ ngơi tuyệt đối và thực hiện theo tham vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn chỉ cần lưu ý đi đứng nhẹ nhàng, tránh chồm với lấy đồ vật. Hạn chế tối đa tình trạng đứng chênh vênh trên ghế, trên thang… Nên tranh thủ đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày một cách thong thả. Bạn cũng cần tìm hiểu để biết những hoạt động tình dục nào là an toàn trong giai đoạn thai kỳ, để không quá “xa cách” chồng nhưng cũng không gây ảnh hưởng cho bé yêu trong bụng. 

len-day-cot-cho-chin-thang

Trong suốt quá trình chín tháng mười ngày, thai phụ sẽ tăng trung bình từ 12-15kg. Chính vì thế, người mẹ phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Không được bỏ bữa, đặc biệt bữa sáng, ít nhất là phải dùng bữa ăn nhẹ. Bạn cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốt hơn hết nên hạn chế ăn ngoài hàng quán vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ “cơm hàng cháo chợ” hiện nay vẫn rất cao. Nên ăn chín, uống sôi, chuẩn bị bữa ăn tại nhà và đảm bảo nguyên liệu tươi sống, được kiểm dịch đầy đủ.

Giấc ngủ

Ngủ 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày là con số lý tưởng nhất cho thai phụ. Để giấc ngủ đến dễ, cần mặc quần áo rộng rãi, giữ nhiệt độ trong phòng vừa phải. Không gian phòng ngủ nên yên tĩnh, thoáng đãng, ánh sáng thật dịu nhẹ. Ngoài ra, vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi đi ngủ cũng mang đến cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn. Nếu có điều kiện, buổi trưa tại cơ quan bạn nên tranh thủ chợp mắt chừng 30 phút. Điều này giúp cơ thể thư giãn, đủ sức lực và sự tỉnh táo cho giờ làm việc buổi chiều.

Khám thai theo định kỳ

Lịch khám thai tùy thuộc vào tuổi thai hay các vấn đề của từng giai đoạn. Lần khám thai đầu tiên bắt đầu vài ngày sau khi trễ kinh. Đây là lần khám thai rất quan trọng vì chủ yếu tập trung đánh giá sức khỏe của mẹ và xác định vấn đề mang thai. Tuy nhiên, những trường hợp thai kỳ có vấn đề như ra huyết, dọa sinh non, thai suy dinh dưỡng, ối ít, mẹ có bệnh lý… sẽ có lịch khám thai tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nên tuân thủ nghiêm ngặt theo lịch khám thai, vì có những xét nghiệm, siêu âm cần chính xác thời gian mới cho kết quả đúng.

Hoạt động

Kiêng khem hay vận động quá mức đều không đúng. Cơ thể của người phụ nữ khi mang thai vẫn có thể đi làm, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi sáng. Chỉ riêng với những thai phụ có tiền căn sảy thai liên tiếp thì cần nghỉ ngơi tuyệt đối và thực hiện theo tham vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn chỉ cần lưu ý đi đứng nhẹ nhàng, tránh chồm với lấy đồ vật. Hạn chế tối đa tình trạng đứng chênh vênh trên ghế, trên thang… Nên tranh thủ đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày một cách thong thả. Bạn cũng cần tìm hiểu để biết những hoạt động tình dục nào là an toàn trong giai đoạn thai kỳ, để không quá “xa cách” chồng nhưng cũng không gây ảnh hưởng cho bé yêu trong bụng.

Bác sĩ Đào Thị Minh Nguyệt
(BV Đại học Y Dược)

Tags:

Bài viết liên quan