Mẹ&Con – Chửa ngoài dạ con hay còn gọi với tên khác là “chửa ngoài tử cung”, “thai ngoài tử cung”. Cứ 1.000 phụ nữ mang thai, sẽ có khoảng 4-5 người gặp phải tình trạng này.
Ở người bình thường, sau khi noãn thụ tinh và trở thành trứng, trứng này sẽ dần đi theo ống dẫn trứng xuống “làm tổ” ở dạ con.
Chửa ngoài dạ con, tức sau khi noãn thụ tinh và trở thành trứng. Trứng này không đi vào dạ con theo quy luật mà lại “dừng giữa đường”, phát triển ngay tại đó . Chẳng hạn như nằm ở khoang bụng hoặc cổ tử cung.
Phôi thai phát triển không đúng vị trí sẽ phá vỡ ống dẫn trứng, khiến máu trong ổ bụng chảy ào ạt. Bệnh nhân chửa ngoài dạ con sẽ chết do mất máu.
Chửa ngoài dạ con hay còn gọi là chửa ngoài tử cung, thai ngoài tử cung.
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chửa ngoài dạ con được chia làm 3 nhóm chính:
– Nhóm 1: Nguyên nhân do buồng trứng, bao gồm tắc vòi trứng.
– Nhóm 2: Nguyên nhân do vòi trứng, bao gồm vòi trứng bẩm sinh bất thường, viêm dính, quá dài hoặc bị xoắn, co bóp và nhu động bất thường…
– Nhóm 3: Nguyên nhân khác, bao gồm di truyền chửa ngoài dạ con trong gia đình, bệnh nhân từng mắc một số bệnh như lạc nội mạc tử cung, từng sẩy thai ở vòi trứng hay bị ảnh hưởng bởi một số kĩ thuật hỗ trợ sinh sản…
Đối tượng
Tất cả chị em phụ nữ đều có nguy cơ chửa ngoài dạ con, xong ở một số đối tượng nhất định dưới đây nguy cơ chửa ngoài dạ con sẽ cao hơn:
– Người trên 35 tuổi,
– Thường xuyên hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng các chất kích thích.
– Gia đình hoặc bản thân từng có tiền sử chửa ngoài dạ con
– Từng bị các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai…
– Từng bị viêm hoặc đã phẫu thuật vùng chậu
– Từng dùng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, tránh thai, phá thai nhiều lần…
Biểu hiện
Giống: Như người mang thai, người chửa ngoài dạ con cũng bị mất kinh nguyệt, ốm nghén, mệt mỏi…
Khác: Bắt đầu có những cơn đau bụng ở giữa tam cá nguyệt đầu tiên, sau vài tuần tình trạng đau bụng trở nên dữ dội hơn và tạo thành cơn.
Âm đạo bị xuất huyết, đau rát khi quan hệ.
Ban đầu chỉ có một vết máu nhỏ chảy ra từ âm đạo, song càng về sau máu chảy càng nhiều hơn. Trường hợp nhẹ sẽ bị đau vai gáy, xương châu. Trường hợp nặng, một số người còn bị ngất xỉu do bị thiếu máu.
Tất cả các đối tượng phụ nữ đều có nguy cơ mắc chửa ngoài dạ con. (Ảnh minh họa)
Chữa trị
Sau ít nhất 5 tuần, thông qua siêu âm mẹ sẽ phát hiện có bị chửa ngoài dạ con hay không.
Thai nhi chỉ phát triển khi “làm tổ” đúng nơi quy định. Trường hợp chửa ngoài dạ con, thai nhi sẽ không được cung cấp chất dinh dưỡng nên sẽ phát triển không bình thường.
Vì ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản sau này và tính mạng của người mẹ, nên bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phôi thai.
Việc tiến hành bỏ thai còn tùy thuộc vào vị trí và sự phát triển, về cơ bản là hai phương pháp dưới đây:
1. Dùng thuốc
Một số loại thuốc, chẳng hạn như methotrexate khi đưa vào cơ thể sẽ ngăn chặn tế bào phát triển, khiến phôi thai dần chết đi và cơ thể tự đào thải ra bên ngoài.
Dùng thuốc không gây tổn thương cho ống dẫn trứng, song phải mất ít nhất nửa năm sau đó bạn mới có thể mang thai trở lại.
2. Phẫu thuật
Người mẹ sẽ bị rạch một vết nhỏ để loại bỏ hoặc lấy phôi thai ra khỏi cơ thể. Hiện nay, phẫu thuật nội soi là phương pháp phẫu thuật tiến bộ nhất.
Nhược điểm của phương pháp phẫu thuật, đó là có thể gây ảnh hưởng tới ống dẫn trứng cũng như khả năng sinh sản về sau.
Trong một số ít trường hợp, mẹ chửa ngoài dạ con vẫn có thể giữ lại và sinh con thành công. Song, điều này rất hiếm và còn tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ và tình hình phát triển của thai nhi.
Nếu bạn cảm thấy mình có các dấu hiệu của việc chửa ngoài dạ con, hãy tới ngay bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.