Mẹ&Con - Có thai là một tin vui, và một trong những lời khuyên của bác sĩ khi mẹ bầu thăm khám là “Nhớ giữ tinh thần thoải mái”. Nhưng thật ra, có hàng tá nỗi sợ luôn canh cánh bên cạnh mẹ bầu. 6 cách “vượt stress” khi mang thai Những thay đổi ở bầu ngực khi mang thai Bị stress liệu có thể có thai?

Cùng Mẹ&Con điểm mặt các nỗi sợ mẹ bầu thường gặp và tìm cách “thổi bay” chúng đi nhé!

1. Sợ thai nhi không hấp thu dưỡng chất

Mẹ bầu càng bị nghén nặngthì cái sợ này đang bị đeo bám dai dẳng. Vì các mẹ thường nghĩ rằng ăn là ăn cho 2 người nhưng bản thân mình không ăn được thì làm sao con trong bụng hấp thu được chất dinh dưỡng. Điều này có đúng không nhỉ?

thoi-bay-nhung-cai-so-cua-me-bau

Thực tế là: Thai nhi được ví như một ký sinh trùng, bé sẽ hấp thu tất các cả chất dinh dưỡng từ người mẹ. Ngay cả khi bạn nghén tới mức chỉ có thể ăn bánh, nước trái cây thì em bé vẫn đủ ăn. Trừ trường hợp nghén đến mức mất nước nghiêm trọng, còn hầu hết các trường hợp nghén đều không gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng cho thai nhi. Nhìn chung, phụ nữ thường bắt đầu tăng cân sau khoảng 16 tuần, và đó cũng là thời kỳ mà em bé trong bụng bạn phát triển nhanh hơn.

2.  Sợ thai nhi “có vấn đề”

“Có vấn đề” đối với các mẹ bầu là bị động thai, nguy cơ sảy thai, dọa sinh non…nên khi thấy có bất kỳ triệu chứng gì khác lạ là đứng ngồi không yên vì không biết em bé có bị gì không.

Thực tế là: Các chuyên gia sản khoa cho rẳn, tỷ lệ sảy thai nhiều nhất là trong vòng vài tuần đầu của thai kỳ, khi mà bà mẹ đó thậm chí còn không biết mình đã có bầu.Hầu như tất cả em bé trong bụng đều khỏe mạnh, nghiên cứu cho thấy chỉ có chưa đầy 20% bà bầu bị sảy thai. Các nguyên nhân sảy thai này thường là do sự bất thường của nhiễm sắc thể ngăn cản bào thai phát triển bình thường chứ không hẳn do lỗi không biết giữ gìn của bà mẹ. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ này bằng cách cắt giảm cà phê, rượu, thuốc lá, hạn chế vận động mạnh…

3. Sợ rạch tầng sinh môn

Nghe đến từ “rạch” mà lại là “chỗ đó” đã khiến nhiều mẹ bầu rùng mình và tưởng tượng đủ thứ chuyện trên đời. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều mẹ chọn cách sinh mổ chủ động. Nhưng…

thoi-bay-nhung-cai-so-cua-me-bau

Thực tế là: Đây đã là thủ thuật phổ biến và khá an toàn khi sinh bằng ngả âm đạo. Dĩ nhiên rạch thì sẽ đau nhưng điều đó sẽ không “nhằm nhò” gì so với niềm hạnh phúc khi con yêu chào đời an toàn. Vì thủ thuật này sẽ giúp em bé dễ dàng chào đời và giảm nguy cơ xấu với trẻ sơ sinh trong quá trình sinh qua ngả âm đạo. Thông thường, mẹ sẽ được sử dụng các loại thuốc gây tê để bớt đau và vết rạch tầng sinh môn cũng rất nhanh lành (chỉ sau sinh khoảng 3-5 ngày). Hãy luôn tâm niệm rằng, thủ thuật này là để giúp bé của bạn chào đời nhanh và an toàn hơn, bạn sẽ bớt lo lắng đấy.

4. Sợ đẻ rơi

Trường hợp này cũng từng xảy ra rồi nên mẹ bầu thường lo mình là một trong những người đó. Thế là một số mẹ chỉ mới gần đến ngày dự sinh và chưa có triệu chứng sinh nhưng đã vội vàng nhập viện.

Thực tế là: Từ lúc bạn có cơn đau đẻ đến khi sinh bé sẽ mất 12,5 -21,5 giờ. Bạn hoàn toàn có đủ thời gian để tới bệnh viện gần nhất. Vì vậy, bạn chỉ cần cẩn thận theo dõi các dấu hiệu và dự đoán thời gian từ nhà mình đến bệnh viện sẽ mất bao lâu để có những sắp xếp hợp lý.

5. Sợ đau đẻ             

Nhất trong những cái sợ nhất của bà bầu là đau đẻ. Càng gần ngày sinh, nỗi sợ này càng lớn dần, đặc biệt là những thai phụ đã từng chứng kiến cảnh đau đẻ hoặc nghe người khác kể về hành trình vượt cạn.

Thực tế là:Chuyện mang thai và sinh con ra là điều hiển nhiên mà tất cả phụ nữ đều phải làm và làm được. Vì vậy, bạn cần bình tĩnh và tránh la hét khi lâm bồn, điều này sẽ tốt cho sức khỏe hai mẹ con và tâm lý ekip đỡ đẻ. Hãy kiên nhẫn một chút, rồi bạn sẽ được ngắm thiên thần nhỏ mong chờ sau hơn 9 tháng dài.

6. Sợ thức ăn có hại cho em bé

Dường như nỗi sợ này đã trở thành thói quen của các mẹ bầu. Trước khi ăn món gì, câu hỏi đầu tiên của các mẹ luôn là: “Cái này có tốt cho con không?” và có vẻ rất dè dặt, thậm chí “nhịn thèm” nếu không chắc chắc món ăn đó có thật sự tốt cho bé yêu.

thoi-bay-nhung-cai-so-cua-me-bau

Thực tế là: Để có thể yên tâm về điều này, bạn có thể hỏi bác sĩ về các thực phẩm cần tránh khi mang thai. Ngay cả với những món chưa tiệt trùng thì bạn cũng đừng lo lắng quá nếu lỡ nuốt phải một vài miếng, bởi lượng thực phẩm này đưa vào cơ thể bạn vẫn rất ít, chưa đủ để ảnh hưởng trực tiếp tới em bé. Hãy nhớ ngày xưa mẹ bạn chắc sẽ không cẩn thận đến vậy, nhưng kết quả là bạn sinh ra vẫn khỏe mạnh, xinh xắn. Vì thế bạn hãy tự tin trong việc lựa chọn thực phẩm, chỉ cần nhớ nguyên tắc ăn chín, uống sôi là được.

7. Sợ chồng chán sau sinh

Bởi sau sinh cơ thể mẹ có quá nhiều sự thay đổi, mẹ có thể là “mẹ xề”, đầu bù tóc rối chăm con nhỏ, thậm chí không có thời gian quan tâm đến chồng? Nhiều người thú nhận khi con ra đời, họ thèm ngủ hơn thèm tình dục, hơn nữa, cảm giác khô rát khi quan hệ cũng khiến họ chán nản.

Thực tế là: Việc bận bịu với con nhỏ có thể khiến bạn giảm bớt ham muốn nhưng chỉ cần một thời gian ngắn, cơ thể bạn sẽ hồi phục lại, và chuyện chăn gối sẽ nhanh chóng được hâm nóng lại. Tuy nhiên, cùng với thời gian, 70% phụ nữ khẳng định họ đã lấy lại “phong độ” khi bé được 6 tháng. Với tình trạng khô, rát, bạn có thể sử dụng gel bôi trơn để hỗ trợ.

8. Sợ không biết chăm bé như thế nào là tốt

Tâm lý này thường có ở những bà mẹ lần đầu sinh con. Nhiều thai phụ mới tưởng tượng tới việc làm sao thay tã, làm sao bế em bé, làm sao để bé không khóc… đã thấy mệt mỏi.

Thực tế là: Tất cả các bà mẹ nuôi con đầu lòng đều lóng ngóng trong những ngày đầu. Tuy nhiên, bản năng của người mẹ sẽ dạy bạn cách làm đúng đắn. Chỉ cần có tình yêu thương, bạn sẽ biết cách để chăm sóc bé, cho bé tắm, cho bé ti. Nếu không cảm thấy yên tâm, hãy chịu khó tham khảo sách báo về kinh nghiệm làm mẹ trong thời gian mang bầu nhé!

Tags:

Bài viết liên quan