Ngày Tết thì trong mỗi gia đình đều không thể nào thiếu được một phần củ kiệu ngâm phải không nào? Món củ kiệu có vị chua chua, ngọt ngọt lại hơi cay nồng, có thể thích hợp để chế biến thành nhiều món ăn ngon trong ngày Tết nguyên đán lắm đấy nhé!
Các món ngon kết hợp cùng củ kiệu ngâm
Củ kiệu xào thịt heo
Nếu bạn là tín đồ của củ kiệu trắng giòn thì hãy thử vào bếp làm ngay món củ kiệu ngâm xào với thịt heo bạn nhé! Phần củ kiệu bạn có thể để nguyên củ hoặc chẻ đôi, đem xào với thịt heo, cà rốt, hẹ và nấm rơm là đã có được một món ăn ngon và giúp bổ sung nhiều chất xơ. Món ăn này rất thích hợp trong những ngày Tết khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.
Cá diêu hồng cuộn củ kiệu
Củ kiệu làm món gì ngon? Hãy thử làm món cá diêu hồng phi lê cuộn với củ kiệu và sau đó chiên giòn để đổi gió cho mâm cơm truyền thống ngày Tết bạn nhé! Cá diêu hồng cắt phi lê bỏ xương, cuộn với củ kiệu rồi thấm đều bột chiên xù, đem chiên ngập dầu.
Do củ kiệu có vị chua ngọt và hơi nồng nên khi ăn cùng cá chiên sẽ không bị ngán mà ngược lại còn vô cùng lạ miệng. Bạn có thể chấm cùng với tương ớt, tương cà và sốt mayonnaise beo béo, cay cay để thêm bắt vị. Đây hứa hẹn sẽ là một món ăn hấp dẫn mà bạn nên thử.
Củ kiệu xào lòng heo
Củ kiệu ngâm có thể xào được với những món gì? Chính xác thì bạn có thể xào củ kiệu với lòng heo. Củ kiệu thơm giòn, xào chung với lòng heo dai dai, giòn giòn được thấm đều gia vị sẽ trở thành một món ăn cực kỳ hấp dẫn trong những ngày Tết. Món củ kiệu ngâm xào lòng heo rất thích hợp để nhâm nhi đấy nhé.
Gỏi củ kiệu ngâm
Nếu bạn muốn làm một món ăn khai vị cho bữa tiệc đầu xuân thì một gợi ý của Tạp chí Mẹ và Con muốn dành cho bạn chính là món gỏi củ kiệu ngâm. Cách làm món ăn này vô cùng đơn giản, không cần mất nhiều thời gian để chế biến nên phù hợp với trường hợp bạn ngại phải mất nhiều thời gian để vào bếp trong dịp đầu năm mới.
Để làm gỏi củ kiệu ngâm, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm có tôm luộc bỏ vỏ, thịt ba chỉ luộc thái miếng mỏng, củ kiệu ngâm chua ngọt, cà rốt và dưa leo cắt lát, hành tím, ớt, chanh, đậu phộng rang và hành phi. Trộn các nguyên liệu lại với nhau và sau đó thêm nước trộn gỏi gồm giấm, nước mắm, đường, nước cốt chanh là đã thành một món ăn để khai vị bàn tiệc xuân.
Gỏi lưỡi heo củ kiệu
Một phiên bản biến tấu hơn của món gỏi củ kiệu ngâm chua ngọt với thịt và tôm chính gỏi lưỡi heo cùng với củ kiệu ngâm. Cách làm món ăn này cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần thay thịt ba chỉ và tôm luộc bằng lưỡi heo luộc thái sợi là được. Ngoài ra, để tăng thêm sự độc đáo cho món ăn thì bạn có thể cho thêm ngó sen vào trong món ăn này bạn nhé!
Củ kiệu xào thịt bò
Nếu bạn muốn tìm một món ăn ngon và bổ dưỡng cho mâm cơm gia đình trong ngày Tết đến xuân về thì hãy thử làm món củ kiệu ngâm xào với thịt bò bạn nhé! Thịt bò thái mỏng xào cùng với củ kiệu, thêm chút cà rốt thái sợi và hành lá sẽ cho ra một món ăn ngon miệng và giúp bạn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Tôm khô củ kiệu
Món ăn “thương hiệu” của ngày Tết cổ truyền Việt Nam chính là món tôm khô củ kiệu. Củ kiệu ngâm xếp ra đĩa, đặt tôm khô lên trên rồi chan thêm một ít nước củ kiệu là đã có một món ăn cực kỳ hấp dẫn rồi. Vị chua ngọt của củ kiệu khi kết hợp với vị mặn của tôm khô sẽ làm trở thành một món ăn cực kỳ ấn tượng đấy.
Ếch xào củ kiệu
Món ếch xào củ kiệu ngâm cũng là một món ăn mà bạn có thể thử nếu nhà có nhiều củ kiệu nhưng không biết làm món gì cho mới lạ. Với món ăn này, phần thịt ếch mềm thơm, khi chế biến có thêm chút màu vàng của nghệ và màu xanh của hành lá, kết hộ cùng vị với màu vàng chua ngọt của củ kiệu chắc chắn sẽ cho bạn một món ăn cực kỳ bắt cơm.
Bí quyết làm củ kiệu ngâm trắng tinh, giòn ngon
Để làm củ kiệu ngâm ngon, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây:
- Khi làm củ kiệu, hãy ngâm củ kiệu trong nước muối qua đêm. Như vậy có thể loại bỏ được chất bẩn trong củ kiệu. Việc ngâm với nước muối pha phèn chua hoặc nước vo gạo, nước tro pha muối hay nước vôi trong sẽ giúp củ kiệu ngâm được giòn ngon hơn.
- Khi cắt củ kiệu, chỉ nên cắt phần gốc rễ để củ kiệu không bị ngấm nước và không mất đi độ giòn.
- Khi phơi kiệu, hạn chế phơi ở nơi nắng quá gắt vì như vậy kiệu dễ bị khô, lúc ngâm sẽ không ngon.
- Củ kiệu có thể bảo quản được lâu ngày. Vì thế, củ kiệu ngâm sau khi lên men đủ độ chua thì cho vào tủ lạnh, bảo quản trong ngăn mát và dùng dần. Khi ăn, lấy đũa sạch để gắp ra, tránh làm hư phần kiệu bên trong hũ. Đũa gắp kiệu không dính dầu mỡ hay thức ăn khác. Tốt nhất hãy lấy đũa sạch vừa rửa và lau khô.
Với 8 món ngon kết hợp cùng củ kiệu ngâm, mâm cơm Tết gia đình sẽ đỡ nhàm chán hơn. Bạn đã sẵn sàng để thử những món ngon này?