Mẹ và Con - Môi khô, nứt nẻ mạn tính là tình trạng cực kỳ phổ biến và gây khó chịu, khiến bạn cảm thấy đau đớn và thiếu tự tin trong cuộc sống. Hãy cùng xem chuyên gia da liễu đã tiết lộ những cách trị khô môi nào bạn nhé!

Tình trạng khô môi chắc chắn có thể nghiêm trọng hơn vào mùa đông nhưng thời tiết lạnh không phải là nguyên nhân duy nhất gây khô môi. Tất cả mọi thứ từ việc liếm môi, đến chế độ ăn uống, đến các loại son dưỡng môi bạn sử dụng đều có thể hút độ ẩm từ môi, khiến bạn môi bạn trở nên khô và bong tróc khó chịu.

Nếu bạn muốn tạm biệt đôi môi khô nứt nẻ vĩnh viễn thì hãy xem ngay cách trị khô môi, hạn chế môi bong tróc dưới đây bạn nhé!

Nguyên nhân gây khô môi

Để tìm được cách trị khô môi thì trước tiên bạn cần biết những lý do khiến môi bạn dễ rơi vào tình trạng khô ráp, nứt nẻ và bong tróc. Môi là vùng rất nhạy cảm trên khuôn mặt, thường phải tiếp xúc với những điều kiện khắc nghiệt hơn những vùng khác.

Môi được coi là vùng “màng niêm mạc” và có sự cân bằng độ ẩm khác với phần còn lại của khuôn mặt. Môi cũng hấp thụ các thành phần bôi ngoài da hiệu quả hơn da thường và cũng có thể bị mất nước rất nhiều. Không chỉ vậy, môi không có tuyến dầu nên môi dễ bị khô nhanh hơn 10 lần so với da mặt và cơ thể. Tất cả những điều này sẽ khiến môi của bạn thường xuyên khô và nứt nẻ. Cụ thể, các nguyên nhân và yếu tố khiến môi khô bao gồm:

  • Tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời: Cháy nắng không bao giờ tốt cho làn da của bạn – kể cả đôi môi của bạn. Dùng son không chứa thành phần chống nắng cho môi cũng như không đeo khẩu trang khi ra ngoài nắng có thể khiến môi bạn bị cháy nắng, gây sưng tấy, khô và bong tróc.
  • Tiếp xúc với không khí lạnh: Giống như không khí lạnh có thể hút độ ẩm từ da của bạn, điều này cũng đúng với đôi môi của bạn.
  • Chứng “bỏng gió”: Chứng “bỏng gió” trên môi khá phổ biến và xảy ra khi gió thổi vào môi bạn trong các hoạt động như chạy dưới trời lạnh.
  • Liếm môi: Nước bọt có chứa các enzyme tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn; nhưng nước bọt cũng có thể làm hỏng làn da môi của bạn.
  • Thiếu nước: Khi bạn không bổ sung đủ nước cho cơ thể, không chỉ đôi môi của bạn khô và nứt nẻ mà toàn bộ da mặt, da cơ thể cũng khô ráp và sần sùi hơn.

Ngoài ra, các yếu tố tuổi tác, di truyền, chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, không dưỡng môi đúng cách,… cũng là những nguyên nhân gây khô môi.

8 Cách trị khô môi hiệu quả do chuyên gia da liễu chia sẻ

Không sử dụng sản phẩm có cồn hoặc hương liệu, hóa chất

Cũng giống như phần da còn lại, môi của bạn có thể phản ứng với hóa chất. Nhưng da môi lại mỏng manh hơn da mặt và cơ thể. Khi môi bị khô hoặc nứt nẻ, hãy ngừng sử dụng bất kỳ sản phẩm nào (kể cả các sản phẩm dành cho da mặt – những sản phẩm này thường có thể vô tình làm khô môi) có chứa cồn, hương liệu, chất tẩy da chết hóa học hoặc retinoids.

Cách trị khô môi hiệu quả

Nhiều thành phần có thể chấp nhận được và hơi khô đối với da mặt có thể làm tăng tác dụng làm khô hoặc kích ứng môi. Retinoids hoặc các loại thành phần trị mụn khác là một ví dụ điển hình. Chúng thường gây khô và nứt nẻ môi ngay cả khi chúng không được bôi trực tiếp lên môi.

Do đó, cách trị khô môi đơn giản chính là biết những gì có trong son môi và son dưỡng môi cũng như các sản phẩm chăm sóc da mặt mà bạn đang sử dụng. Nên hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm có chứa cồn, hương liệu và các hóa chất gây khô môi khác.

Sử dụng sản phẩm bảo vệ môi trong thời tiết khắc nghiệt

Bạn muốn tìm cách trị khô môi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt? Điều mà bạn cần làm đơn giản chính là hãy che chắn cho đôi môi của bạn thật cẩn thận. Bạn có thể dùng các loại son có thành phần chống nắng cũng như nhớ đeo khẩu trang mỗi khi ra đường.

Khi thời tiết lạnh hơn và môi trường có ít độ ẩm hơn, không khí sẽ hút nước ra khỏi da và môi của bạn. Môi của bạn đặc biệt nhạy cảm với khô, lạnh, không khí và gió. Các yếu tố này có thể làm cho môi của bạn nhanh chóng khô và bong tróc, nứt nẻ.

Ngừng liếm môi

Bạn có thể muốn liếm môi khi cảm thấy môi đang bị khô. Tuy nhiên, việc nước bọt dính trên môi khô lại sẽ khiến môi bạn khô và nứt nẻ hơn. Trên thực tế, các enzym trong nước bọt (có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn) có thể gây kích ứng môi. Những người thường xuyên liếm môi thường có đôi môi khô hơn.

Vì thế, nếu muốn trị khô môi, việc quan trọng mà bạn cần làm đơn giản chính là hãy ngừng thói quen liếm môi của mình ngay từ bây giờ bạn nhé.

Cách trị khô môi hiệu quả nhất

Sử dụng sản phẩm có thành phần dưỡng ẩm cho môi

Nhiều người thường có thói quen chăm sóc da mặt nhưng lại bỏ qua da môi. Điều này khiến môi dễ bị khô và nứt nẻ hơn. Chỉ cần thêm son dưỡng ẩm vào thói quen buổi sáng và buổi tối của bạn là đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn về một đôi môi căng bóng, mịn màng.

Để trị khô môi và dưỡng môi luôn được mịn mượt, bạn nên tìm những thành phần sau trong son dưỡng môi của mình và tránh hương liệu và/hoặc cồn:

  • Bơ hạt mỡ
  • Ceramid
  • Vitamin E
  • Các loại tinh dầu như dầu dừa, dầu olive

Dưỡng môi trước khi dưỡng da

Một lưu ý để trị khô môi chính là nếu bạn sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào, đặc biệt là các sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, bạn nên thoa son dưỡng môi trước khi thoa sản phẩm chăm sóc da để tạo ra hàng rào bảo vệ và ngăn các thành phần làm khô tiếp xúc trực tiếp với môi của bạn.

Cố gắng thở bằng mũi

Thở bằng miệng cũng là nguyên nhân rất phổ biến gây kích ứng môi. Thông thường, khi người ta bị nghẹt mũi, họ sẽ thở bằng miệng; một lượng nhỏ nước bọt sẽ di chuyển ra vùng da xung quanh và có thể gây kích ứng, đặc biệt là vào ban đêm khi chúng ta ngủ.

Do đó, các chuyên gia da liễu khuyên bạn, để trị khô môi thì bất cứ khi nào có thể, hãy cố gắng hít vào và thở ra bằng mũi.

Cách trị môi khô nứt nẻ

Sử dụng sản phẩm dưỡng môi có SPF mỗi ngày

Cháy nắng không bao giờ là một điều tốt và đôi môi của bạn cũng dễ bị cháy nắng như phần còn lại của làn da. Tuy nhiên, môi thường bị bỏ qua. Hãy tìm một loại son dưỡng môi có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn và mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi. Hãy nhớ thoa son dưỡng môi có chứa chỉ số chống nắng ít nhất hai giờ một lần hoặc ngay sau khi lau khô người do đổ mồ hôi hoặc bơi lội.

Xem thêm: Cách tự làm son dưỡng môi

Uống nước bằng ống hút

Môi bạn càng tiếp xúc nhiều với các đồ uống như nước đá lạnh và cà phê nóng thì hàng rào bảo vệ tự nhiên của bạn càng bị cuốn trôi. Và dĩ nhiên, các loại dưỡng chất trên môi cũng sẽ bị trôi theo. Để trị khô môi, bạn nên uống nước bằng ống hút bất cứ khi nào có thể!

Trị khô môi không cần những bí quyết “đao to búa lớn” hay những sản phẩm đắt tiền mà chỉ với những mẹo nho nhỏ, bạn đã có thể giữ cho đôi môi của mình được căng bóng và mịn màng hơn. Hãy lưu và áp dụng ngay hôm nay bạn nhé!

Bài viết liên quan