Mang thai là một điều thiêng liêng của bất kì người phụ nữ nào. Bạn cảm nhận được một mầm sống đang lớn dần trong cơ thể mình theo từng cung bậc cảm xúc. Tuy nhiên, bên cạnh niềm hạnh phúc đó thì cơ thể bạn cũng sẽ phải chịu rất nhiều đau đớn, mệt mỏi. Bạn sẽ không thể tưởng tượng được mẹ bầu lại phải chịu cơn đau dữ dội đến thế nào với những bộ phận chịu nhiều tổn thương khi mang thai.
1. Đầu
Thường trong khoảng 3-4 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải chịu những cơn đau đầu bất thường. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của những biến chứng thai kỳ nguy hiểm.
Để giảm triệu chứng này, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh thức khuya. Khi cơn đau đầu trở nên dữ dội, không kiểm soát được thì nên đến gặp bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.
2. Mắt
Thay đổi của mắt là triệu chứng thực tế dễ nhận thấy ở phụ nữ mang thai. Ứ dịch trong thời gian mang thai có thể khiến độ cận thị tăng lên. Đồng thời, lượng estrogen tăng cao có thể dẫn đến triệu chứng khô mắt, mờ và nhạy cảm hơn với ánh sáng. Hiện tượng này sẽ biến mất sau sinh.
Để giảm tình trạng này, mẹ bầu nên có biện pháp bảo vệ mắt hợp lí, ngủ đủ và đi gặp bác sĩ để có lời khuyên thích hợp khi xuất hiện triệu chứng bất thường.
3. Ngực
Khi hóc môn trong cơ thể thay đổi khiến ngực là bộ phận chịu nhiều tổn thương khi mang thai. Trong giai đoạn đầu mang thai, ngực mẹ sẽ vô cùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Sau đó đến 3 tháng cuối, ngực tiết dần sữa non sẽ khiến mẹ đau nhức và khá khó chịu.
Để giảm đau ngực, bạn nên vệ sinh ngực bằng khăn sạch nhẹ nhàng và chọn đồ lót bằng chất liệu mềm để không gây áp lực lên ngực.
4. Thận
Trong thời gian mang bầu, phụ nữ thường đi tiểu rất nhiều nên đôi khi thận phải làm việc quá sức. Cơn đau ở thận đôi khi có thể bị nhầm lẫn với đau lưng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có không ít phụ nữ bị suy thận, sỏi thận, viêm thận khi mang bầu.
Những cơn đau thận trong thời gian mang thai thường dễ bị nhầm thành đau lưng (Ảnh minh họa).
Để làm giảm cơn đau thận, mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái và hạn chế các thức uống lợi tiểu trong quá trình mang thai.
5. Dạ dày
Em bé trong tử cung ngày càng lớn dần sẽ gây áp lực đến nội tạng khiến mẹ bầu dễ bị trào ngược axit trong dạ dày. Hiện tượng này đôi khi làm mẹ có cảm giác đau dạ dày dữ dội.
Để giảm triệu chứng này, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để ăn, ưu tiên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Sau khi ăn xong không nên nằm luôn để tránh bị trào ngược dạ dày.
6. Rốn
Khi mang thai, bà bầu sẽ cảm thấy đau rốn và vùng bụng quanh rốn. Đặc biệt, mỗi khi ho hay hắt hơi thì cơn đau lại càng dữ dội hơn. Nguyên nhân do sự căng da bụng và các cơ báp để tạo không gian sống cho tế bào mới dẫn đến những cơn đau thường xuyên quanh vùng rốn.
Để giảm cơn đau này, mẹ bầu nên mặc quần áo mềm mại hoặc dùng bông hay vải mềm băng rốn lại để tránh tình trạng rốn bị cọ xát gây đau. Thường xuyên nghỉ ngơi, ăn các thức ăn lỏng dễ tiêu, hạn chế các thức ăn cay, nóng.
7. Hông
Đau phần hông hay thắt lưng là những bộ phận chịu nhiều tổn thương khi mang thai phổ biến với phụ nữ mang thai. Nguyên nhân của triệu chứng này là do khi bụng bầu to lên, lưng sẽ bị kéo cong về phía trước. Đôi khi khớp được nới lỏng và cơ bắp trở lên yếu đi cũng dễ dẫn đến chứng đau lưng, đau hông. Đây là một triệu chứng do thay đổi nội tiết khi mang thai gây ra. Nội tiết tố thay đổi làm mềm sụn ở hông và dãn dây chằng ở các khớp xương để tạo điều kiện cho việc sinh nở sau này.
Hông là một trong những bộ phận tổn thương nhiều nhất khi mang thai (Ảnh minh họa).
Để giảm triệu chứng này, mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không nên đứng, ngồi quá lâu một chỗ và nên đi lại nhẹ nhàng trong giờ làm việc. Chọn tư thế nằm ngủ phù hợp và chèn những chiếc gối mềm xung quanh, để dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu và ngon.
8. Bàn chân
Khi mang bầu, trọng lượng của mẹ tăng lên rất nhiều và toàn bộ trọng lượng đó sẽ dồn lên hai bàn chân. Ngoài ra, sự suy yếu của khớp xương và xương do sự gia tăng trọng lượng cũng khiến chân khó nâng đỡ được cơ thể và khiến đôi chân mẹ dễ bị đau. Vì vậy, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau chân ngay cả khi không đi bộ nhiều, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là lúc mà ngay cả việc đeo tất cũng trở nên khó khăn vì bàn chân sưng phù và đau đớn.
Để giảm triệu chứng này, mẹ không nên đi giày cao gót, ngồi một chỗ quá lâu và nên đặt chân cao khi ngồi hoặc nằm đề tránh bị phù nề.
Trên đây là các bộ phận chịu nhiều tổn thương khi mang thai. Tuy nhiên mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi sau sinh, sức khỏe sẽ dần hồi phục và một số triệu chứng gần như sẽ mất hẳn.