Dù cho bất kỳ lý do nào đưa ra để cố an ủi những người mẹ bị sẩy thai chăng nữa thì với họ chúng đều vô nghĩa. Nhưng nếu họ biết được hầu hết các trường hợp sẩy thai đều rơi vào một thời gian nhất định thì đó chắc chắn là niềm an ủi lớn.
Nếu bạn đã từng bị sẩy thai, bạn sẽ cố gắng để biết được nguyên nhân và tìm ra cách để ngăn chặn nó trong những lần mang thai kế tiếp.
Các chuyên gia khuyên bạn điều cần làm trước hết là phải thư giãn. “Nếu bạn đã từng mang thai thành công, cơ hội để bạn có được một đứa con khỏe mạnh sẽ lên đến 80%”, giáo sư Henry Lerner, chuyên ngành Sản Phụ khoa tại trường đại học Harvard nói. Điều tiếp theo bạn cần đối diện là phải chấp nhận rằng không bao giờ bạn có thể biết rõ ràng lý do tại sao mình bị sẩy thai. Giáo sư Henry cho biết “Phần lớn trường hợp sẩy thai đều là một trường hợp ngẫu nhiên cá biệt và không thể xác định nguyên nhân”. Những phụ nữ đã từng bị sẩy thai hai hoặc ba lần có thể biết được nguyên nhân nào đó nhưng ngay cả trong trường hợp này vẫn có đến một nửa là không rõ nguyên nhân.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của sẩy thai:
1. Bất thường nhiễm sắc thể (NST)
Bất thường nhiễm sắc thể là có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai đến 60%
“Bất thường nhiễm sắc thể là có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai đến 60%”, giáo sư Bryan Cowan – Chủ tịch hội Sản – Phụ khoa tại Đại học Y khoa Mississippi và một phát ngôn viên của trường Cao đẳng Sản – Phụ khoa ở Mỹ nói. Nhiễm sắc thể là những cấu trúc tế bào cực nhỏ mang gen của mỗi chúng ta. Mỗi một người sẽ có 23 cặp NST, một nửa được sao chép từ mẹ và một nửa được sao chép từ cha. Đôi khi, trong quá trình trứng thụ tinh, một đoạn NST có thể bị lỗi và không thể xếp đúng hàng. Trong trường hợp đó, các phôi thai được hình thành sẽ bị bất thường nhiễm sắc thể và dẫn đến sẩy thai. Một số cặp vợ chồng sau hai hoặc ba lần sẩy thai có thể phát hiện ra nguyên nhân này. Họ biết được bản thân họ có sự bất thường về nhiễm sắc thể nhưng nó không ảnh hưởng đến cơ thể họ mà lại làm mất cơ hội thụ thai.
Điều cần làm:
Nếu đã một lần bị sẩy thai, hãy kiên nhẫn! Bạn vẫn có cơ hội thụ thai thành công và có một em bé khỏe mạnh trong những cơ hội khác. Bạn có thể được tư vấn để lưu lại tế bào trong ống nghiệm vô trùng để kiểm tra. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, bạn sẽ được xem xét các nguyên nhân khác và điều trị kịp thời.
2. Tử cung hoặc cổ tử cung bất thường
Nếu cấu trúc tử cung của bạn bất thường, có dạng vách ngăn (tử cung có vách ngăn) sẽ ngăn cản trứng thụ tinh làm tổ hoặc nếu làm tổ sẽ không thể tồn tại lâu dài. Những phụ nữ có vách ngăn ở tử cung sẽ có khoảng 10 phần trăm nguy cơ sẩy thai. Ngoài ra, một cổ tử cung yếu hoặc không đủ khả năng đảm nhiệm vai trò của mình cũng có thể dẫn đến sẩy thai, bởi lẽ càng về giai đoạn nước rút của thai kỳ, thai nhi phát triển sẽ càng làm cổ tử cung giãn ra. Nếu cổ tử cung bị suy yếu, nó không thể giữ được thai nhi.
Điều cần làm:
Trường hợp này rất khó phát hiện cho đến khi bạn đã bị sẩy thai hoặc đã bước vào thai kỳ. Mặc dù vậy, “tử cung có vách ngăn là trường hợp có thể điều trị được bằng phẫu thuật”, tiến sĩ Cowan nói. Và nếu cổ tử cung của bạn không đủ khả năng để giữ phôi thai, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu eo tử cung để giúp nó khép lại. Sau phẫu thuật, bạn sẽ cần nghỉ ngơi tại giường hoặc nằm viện để theo dõi.
3. Rối loạn hệ miễn dịch
“Khi cơ thể bạn cho rằng tinh trùng là một dị thể xâm nhập từ bên ngoài vào, nó sẽ xem xét để tống đẩy nó khỏi cơ thể”, tiến sĩ Scher nói. “Nhưng hầu hết các trường hợp, trứng thụ tinh sẽ gửi một thông điệp tới cơ thể để không bị xét là một loại vi trùng và vẫn được giữ lại.”
Điều cần làm:
Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu để đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề này. Cho đến lúc tìm ra biện pháp tốt hơn, các phương pháp điều trị với aspirin, heparin (làm loãng máu) và steroid đang được áp dụng để cải thiện tình trạng này.
4. Bệnh lý về tuyến giáp, huyết áp và bệnh tiểu đường
“Những ảnh hưởng của bệnh liên quan đến tuyến giáp hay bệnh tiểu đường làm cơ hội sống sót của các phôi thai giảm đi”cho nó khó khăn cho các phôi sống sót”, Tiến sỹ Scher.
Điều cần làm:
Hãy cố gắng thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của các bác sĩ và tuân theo việc điều trị để bệnh tiểu đường được kiểm soát đúng mức. Riêng với các bệnh về tuyến giáp có thể được điều trị bằng thuốc nên trước khi mang thai, bạn cần kiểm tra sức khỏe để tự bảo vệ mình và thai nhi.
5. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Phụ nữ mắc hội chứng PCOS có nồng độ testosterone quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng và kinh nguyệt.
Đây là một nguyên nhân của sẩy thai khá phổ biến trong những năm gần đây. Phụ nữ mắc hội chứng PCOS có nồng độ testosterone (nam giới) quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng và kinh nguyệt. “Ngay cả ở những phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường, PCOS vẫn có thể gây kháng insulin và ngăn việc lót nội mạc tử cung đúng cách”, tiến sỹ Scher. Ông ước tính khoảng 5- 10% phụ nữ trong tuổi sinh sản bị hội chứng PCOS.
Điều cần làm:
Điều trị bằng thuốc trị đái tháo đường như metformin (Glucophage) đã cho thấy tác dụng giảm sẩy thai ở phụ nữ bị PCOS.
6. Nhiễm trùng do vi khuẩn
Có những vi sinh vật sống trong bộ phận sinh sản ở cả nam lẫn nữ và chúng hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, một số vi khuẩn có thể gây rắc rối, bao gồm tăng nguy cơ sẩy thai. Trong đó phải kể đến hai cái tên Mycoplasma hominis và Ureaplasma urealyticum. Cả hai vi khuẩn này đều sống trong đường sinh dục của nam giới và nữ giới nhưng lại có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Ở nữ giới, khi nhiễm các vi khuẩn trên có thể gây ra viêm nội mạc tử cung (lớp niêm mạc tử cung) và từ đó ngăn chặn phôi thai sống sót trong tử cung. Thông thường, chúng không biểu hiện thành triệu chứng bên ngoài. Vì vậy cách duy nhất để bạn biết nó còn tồn tại không là kiểm tra người bạn đời của mình.
Điều cần làm:
Các bệnh nhiễm trùng thường được điều trị bằng kháng sinh.
7. Lối sống không lành mạnh (thuốc lá, rượu, thuốc, độc tố môi trường)
“Nicotine có thể được truyền qua nhau thai và ảnh hưởng đến máu của thai nhi”, tiến sĩ Scher nói. Những người hút thuốc có nguy cơ sẩy thai cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Ngoài ra, uống nhiều hơn hai loại đồ uống có cồn trong một ngày cũng có thể dẫn đến sẩy thai. Cuối cùng, những phụ nữ làm việc trong các môi trường như trang trại, phòng nha khoa và các phòng thí nghiệm… có tỷ lệ sẩy thai cao hơn nhưng lý do vì sao thì đến nay vẫn chưa rõ.
Điều cần làm:
Thay đổi thói quen sống ngay từ khi bạn chưa mang thai. Nếu ngại rằng môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi về sau, bạn có thể tìm cách để thương lượng về thời gian và tính chất công việc để giảm bớt nguy cơ.
Dấu hiệu sẩy thai bạn nên biết
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, đốm máu xuất hiện là bình thường. Nhưng nếu bạn bị chuột rút đi kèm các triệu chứng đau bụng dữ dội và chảy máu ồ ạt, bạn có thể đã bị sẩy thai. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu các bác sĩ phát hiện cổ tử cung đã giãn ra, bạn đã bị sẩy thai. Nếu bạn bị sẩy thai sớm, bạn có thể không cần can thiệp y tế, nhưng nếu thai đã lớn, bạn có thể sẽ phải được nong và nạo để loại bỏ các tế bào phôi thai.
Theo parenting