Mẹ và Con - Mẹ bầu cần làm gì để có một thai kỳ an toàn, thai nhi phát triển khỏe mạnh? Sau đây là danh sách những điều nên làm khi mang thai, bạn note ngay vào sổ tay kiến thức nhé!

Giờ đây một sinh linh nhỏ bé đang lớn dần lên trong lòng bạn. Bạn có trách nhiệm nuôi dưỡng và bảo vệ con để con có thể phát triển một cách khỏe mạnh. Vậy thì một người mẹ mang thai cần làm gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?

Sau đây là danh sách những điều nên làm khi mang thai để giúp bạn có được một thai kỳ trọn vẹn, đồng thời còn hỗ trợ được cho bé yêu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ trong tương lai. 

mang thai nên làm gì

Khi mang thai, bạn nên làm gì?

1. Uống một số loại vitamin tổng hợp

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất là cách tốt nhất để cung cấp cho cơ thể bạn các chất dinh dưỡng lành mạnh, cần thiết để hỗ trợ cho quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, “một chế độ ăn uống lành mạnh” có thể là chưa hoàn toàn đầy đủ cho thai kỳ khỏe mạnh.

Một số loại vitamin cần được các mẹ tăng cường hơn trong khoảng thời gian trước khi sinh, chẳng hạn như:

  • axít folic
  • canxi
  • sắt

Những loại vitamin này cung cấp những sự hỗ trợ thích hợp với sự phát triển của thai nhi và giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Bác sĩ có thể kê đơn để giúp bạn tìm một số loại vitamin tổng hợp tốt nhất cho bạn và con.

Vitamin tổng hợp thường bao gồm DHA, EPA hoặc cả hai. Đây là những chất béo omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển trí não của bé. Tuy nhiên, đừng dùng nhiều hơn một liều vitamin tổng hợp. Nếu dùng một số loại vitamin với hàm lượng cao hơn có thể gây hại cho em bé.

2. Ngủ nhiều

Sự thay đổi nồng độ hormone và những nỗi lo lắng có thể khiến bạn khó ngủ trong suốt 9 tháng mang thai. Tuy nhiên, mang thai là một quá trình đòi hỏi bạn phải đảm bảo một số quy tắc khắt khe, đặc biệt là trong ba tháng cuối và bạn sẽ cần ngủ nhiều hơn.

Hãy ngả lưng ngay khi bạn cảm thấy mệt mỏi và thậm chí là thiết lập một thời khóa biểu ngủ sau khi bạn đã hiểu được chu kỳ ngủ của mình trong những ngày tháng khó khăn này và tuân theo chúng.

Mệt mỏi là dấu hiệu chắc chắn cho thấy cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, vì vậy đừng tham công tiếc việc mà hãy ngủ đủ 7-9 giờ mỗi đêm để cơ thể được nghỉ ngơi. 

3. Tập thể dục

mang thai tập thể dục

Bạn biết đấy, đã qua rồi cái thời phụ nữ mang thai phải kiêng cữ và nằm yên một chỗ để dưỡng thai. Giờ đây, khoa học đã giúp chúng ta nhận biết rằng tập thể dục rất tốt cho mẹ và bé.

Trên thực tế, tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn chống lại nhiều vấn đề phát sinh khi mang thai, bao gồm:

  • mất ngủ
  • đau cơ
  • tăng cân quá mức
  • các vấn đề về tâm lý

Nếu bạn vẫn luôn thường xuyên tập thể dục trước khi mang thai, hãy duy trì thói quen đó. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về bất kỳ sự điều chỉnh nào về các bài tập thể dục khi mang thai, đặc biệt là khi bạn bước sang tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Nếu trước đây bạn không tập thể dục thường xuyên, hãy hỏi bác sĩ về việc kết hợp thói quen tập thể dục vào lịch trình hàng ngày. Bác sĩ có thể hướng dẫn cho bạn số một chương trình tập luyện an toàn, thoải mái cho bạn và cả đứa trẻ đang lớn dần lên trong bụng.

Ngoài ra, đừng quên tìm kiếm các lớp học yoga nhẹ nhàng đặc biệt dành cho các bà mẹ trước khi sinh. Chắc chắn, người hướng dẫn trong các lớp học này sẽ biết được tư thế nào là tốt nhất để hỗ trợ cho việc sinh nở và tư thế nào các bà mẹ nên tránh.

Nếu bạn chưa từng biết đến yoga, hãy nói chuyện với bác sĩ để được cho lời khuyên hữu ích hoặc sự giới thiệu về những huấn luyện viên uy tín trước khi đăng ký một lớp học. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ giúp bạn xem xét các rủi ro có thể xảy ra tùy theo thể trạng của mẹ để cảnh báo đúng đắn.

4. Ăn hải sản 

Hải sản chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như axit béo omega-3, kẽm, sắt… là những chất có lợi cho tim mạch. Những chất này đều quan trọng đối với cả mẹ và bé. Tuy nhiên, hải sản sống hoặc chưa được nấu chín có thể gây ra một số vấn đề.

Ngoài nguy cơ nhiễm một số vi khuẩn và vi rút có hại, hải sản còn có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao. Do đó, mẹ nên nhớ nấu chín và tránh các loài cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như:

  • cá mập
  • cá kiếm
  • cá ngói
  • cá thu vua

Hãy bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình đa dạng các loại hải sản để không bị thiếu chất nhé. Và bạn cần nhớ, các mẹ không nên ăn quá 340 gram cá mỗi tuần đâu. 

5. Quan hệ tình dục

quan hệ khi mang thai

Quan hệ tình dục khi mang thai đúng cách thì hoàn toàn an toàn và đem lại nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ đấy. Tuy nhiên, hãy chắc chắn là bạn đang không mắc phải bất kỳ một yếu tố gây biến chứng nguy hiểm như nhau tiền đạo hoặc biến chứng nào khác.

Nếu cảm thấy khó chịu khi làm chuyện ấy, bạn có thể phải thử các tư thế khác. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về những cách “giao ban” an toàn trong thai kỳ.

6. Tiêm phòng cúm

Phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin cúm, nếu bạn không thuộc những trường hợp chống chỉ định mà nhà sản xuất đã khuyến cáo. Cách làm này giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ bị cúm.

Nếu bạn bị cúm trong khi mang thai, nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng sẽ cao hơn so với những phụ nữ không mang thai. Thuốc chủng ngừa sẽ hỗ trợ bảo vệ bạn cũng như thai nhi vô cùng hiệu quả.

7. Lên kế hoạch tăng cân một cách thông minh

Chắc chắn bạn đã chán ngấy với những câu như “ăn cho hai người” phải không nào!? Thay vào đó, những người phụ nữ hiện đại cần phải có “chiến lược” và kế hoạch về bất kỳ loại thực phẩm nào nên dùng, nên tiêu thụ bao nhiêu cho hợp lý.

Thai phụ tăng cân quá đà khi mang thai thậm chí có thể gây hại cho thai nhi nhiều hơn là có lợi cho con. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn chỉ cần bổ sung thêm khoảng 100 calo mỗi ngày để hỗ trợ thai nhi phát triển. Vào tam cá nguyệt thứ ba của bạn, bạn sẽ phải tăng thêm một lượng calo gần 300- 500 mỗi ngày.

Mang thai là một hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy ắp những vất vả. Vì thế, Mẹ và Con hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích trong thai kỳ và mẹ tròn con vuông.  

Bài viết liên quan