Mẹ&Con - Là một nhân viên mới, vừa được tuyển dụng vào môi trường mới, bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều thử thách. Càng thử thách hơn nữa khi đồng thời với “tình cảnh” ấy, bạn lại là một người mẹ đang có con ở tuổi còn rất nhỏ - thậm chí mới trong năm đầu sau khi sinh. Làm sao là một bà mẹ công sở đảm đương được cả hai “vai trò” một lúc thế này? 7 chiêu dưới đây sẽ là chìa khóa “sống còn” cho những bà mẹ là “lính” mới, vừa phải hòa nhập vào môi trường mới nhé! Phải lòng cô nhân viên sau 10 năm chỉ yêu mình vợ Vợ ngã quỵ trước ảnh cưới của chồng và nhân viên

1. Chia sẻ chuyện có con nhỏ ngay từ đầu

Hãy thành thật! Nhiều bà mẹ rất sợ chuyện mình có con nhỏ khiến nhà tuyển dụng ngại ngần nên đã… giấu nhẹm chuyện này. Đến khi được tuyển vào rồi, chính thức đi làm rồi, bạn mới dè dặt thông báo với cấp trên chuyện xin đi muộn về sớm, chuyện phải đưa con đi chích ngừa, chuyện con ốm…

Bạn cần biết rằng mỗi công ty và mỗi vị trí tuyển dụng có những yêu cầu khắt khe riêng. Hãy thẳng thắn, thành thật ngay từ ban đầu để tránh đặt những người tuyển mình vào “thế kẹt”. Chia sẻ với bộ phận nhân sự về độ tuổi của con bạn, về chuyện bạn có ông bà nội ngoại trông cháu giúp không, về chuyện có thể bạn sẽ không thể đi công tác xa trong vòng 1 năm tới… Những điều này nếu được chia sẻ từ đầu, được nhà tuyển dụng cân nhắc và chấp thuận (một số vị trí công việc sẽ được nhà tuyển dụng chấp thuận), bạn sẽ dễ được thông cảm và được tạo điều kiện tốt nhất để vừa hoàn thành vai trò làm mẹ nuôi con nhỏ, vừa hoàn thành nhiệm vụ của mình ở công ty.

7-chieu-song-con-cho-nhung-ba-me-la-linh-moi-hoa-nhap-vao-moi-truong-moi

2. Tuyệt đối không buôn chuyện

Buôn chuyện vốn là một trong những điều “cấm kỵ” với nhân viên mới. Bạn lại càng không nên làm điều đó vì 2 lý do. Thứ nhất, bạn không có nhiều thời gian đâu! Hãy tận dụng mọi khoảng thời gian rảnh trong ngày của mình để làm việc thật nhanh chóng, thật hiệu quả, sau đó về với con. Đừng phung phí thời gian vào những câu chuyện lê thê nói xấu người này, thêm bớt về người khác.

Thứ hai, phải nói rằng trong thời buổi cạnh tranh “việc ít người nhiều” này, kiếm được một chỗ làm trong khi đang phải chăm con nhỏ không phải là chuyện dễ! Đó là cơ hội của bạn, là một chút may mắn của bạn và bạn cần nâng niu điều đó. Hãy thể hiện mình là một nhân viên mới rất lý tưởng: Chăm chỉ, nỗ lực, chuyên cần, không buôn chuyện và không gây nên những xáo trộn mất đoàn kết trong công ty vì trò buôn chuyện của mình. Nếu không, bạn nên biết rằng nếu cần thiết sa thải bớt nhân viên, người ta sẽ “ưu tiên” cho bạn đấy!

3. Không lạm dụng câu “Tôi có con nhỏ…”

Đồng nghiệp sẵn sàng cảm thông khi con bạn bệnh. Công ty cũng sẵn sàng cho phép bạn về sớm đón bé ở nhà trẻ. Nhưng nên nhớ, đừng lấy chuyện “có con nhỏ” làm tấm bia che chở cho mình. Bạn là một nhân viên mới, có nhiều khó khăn thử thách đang chờ bạn trong công việc. Hãy nhắc mình cố gắng hơn, thậm chí cố gắng gấp nhiều lần người khác.

Khi có những sai phạm trong công việc (đánh máy nhầm một văn bản, gửi sai một hồ sơ…), hãy thẳng thắn nhận lỗi như một nhân viên mới còn thiếu kinh nghiệm và đang nỗ lực học hỏi, thay vì ấp úng bào chữa cho mình bằng cụm từ: “Tại tối qua con của em sốt quá, nên em…”. Đừng để người khác “ấn tượng” rằng mọi lỗi bạn gây ra từ công việc đều bắt nguồn từ nguyên nhân: Có con nhỏ!

7-chieu-song-con-cho-nhung-ba-me-la-linh-moi-hoa-nhap-vao-moi-truong-moi

4. Nói ít – quan sát nhiều – làm thật nhiều

Trong giai đoạn đầu tiên hòa nhập vào công việc mới, bạn nên giữ thái độ vui vẻ, thân mật với mọi người. Tuy nhiên, nên hạn chế nói quá nhiều hoặc luôn tỏ ra “tôi biết” quá nhiều. Điều đó không có lợi cho bạn trong giai đoạn đầu tiên hòa nhập vào môi trường mới.

Bạn hãy hỏi nhiều hơn là nói. Hỏi và lắng nghe. Hỏi và chắt lọc những kiến thức cho mình mỗi ngày. Đồng thời, quan sát mọi người xung quanh làm gì để nhanh chóng hòa nhập theo. Cuối cùng là hãy nỗ lực làm nhiều hơn cả những điều mà nhà tuyển dụng mong chờ ở bạn. Bạn cần xóa tan đi mọi âu lo của họ rằng một bà mẹ có con nhỏ thì không được việc, làm kém hơn các nhân viên bình thường. Một khi đã xóa được những “định kiến” này, vị trí của bạn trong công ty sẽ trở nên vững vàng hơn. Bạn cũng sẽ đón nhận được những cái nhìn trìu mến và tin tưởng hơn của cấp trên lẫn bạn bè đồng nghiệp.

5. Chú ý đến “thời trang”

Có con nhỏ, bạn ít thời gian chăm chút cho bản thân mình. Chuyện đầu bù tóc rối, áo quần luộm thuộm, cân nặng vẫn chưa giảm được sau khi sinh cả năm trời là… rất bình thường. Tuy nhiên, điều này sẽ trở thành bất lợi cho bạn ở nơi công sở. Là “lính mới”, bạn cần chú ý hơn đến trang phục, quần áo, vóc dáng bên ngoài (vì sẽ có rất nhiều ánh mắt âm thầm quan sát, theo dõi bạn đấy!). Hãy cắt tóc gọn gàng hoặc bới cao lên. Đầu tư cho mình những bộ trang phục giúp bạn trông thon gọn và chuyên nghiệp. Điều đó sẽ có ích cho bạn!

7-chieu-song-con-cho-nhung-ba-me-la-linh-moi-hoa-nhap-vao-moi-truong-moi

6. Luôn có sổ ghi chép

Trí nhớ của một người phụ nữ có con nhỏ thường rất… lãng đãng. Bạn rất mau quên, dễ nhầm lẫn giữa nhiều thứ khác nhau. Nếu chỉ nuôi con rồi ở nhà thì còn đỡ. Ngược lại, khi phải đi làm, trí nhớ “lãng đãng” này sẽ khiến bạn nhiều phen dở khóc dở cười. Cách đơn giản nhất để khắc phục là bạn nên có một cuốn sổ ghi chép bên mình. Ghi chú thật cẩn thận mọi yêu cầu công việc, có thể gửi mail để xác nhận rằng bạn đã hiểu đúng và ghi chú đúng vấn đề. Mỗi sáng, nên có kế hoạch làm việc rõ ràng để tránh bỏ sót việc, tránh bỏ lỡ các buổi họp quan trọng.

 

7. Cẩn thận với facebook

Đừng lên facebook để… kể khổ rằng bạn vất vả thế nào vừa công việc vừa chăm con. Cũng đừng nhắc trên facebook những chuyện nhạy cảm về công việc. Tất cả những điều đó đều có thể gây bất lợi cho vị trí còn rất “mong manh” của bạn. Hãy tạm thời giữ facebook của bạn ở chế độ cài đặt chỉ riêng bạn bè mới xem được, hạn chế những ánh mắt “tò mò”. Trong giờ làm việc cũng đừng nên lên facebook, vì chúng sẽ khiến bạn mất thêm một “mớ” thời gian quý báu đấy.

Tags:

Bài viết liên quan