Làm việc tại nhà nghe qua là rất đơn giản và có phần thoải mái hơn khi hàng ngày không cần phải dậy sớm, không còn chịu cảnh tiếng còi xe inh ỏi vào buổi sáng… nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Work From Home” không những không hiệu quả mà còn làm tinh thần xuống dốc và ảnh hưởng nặng nề đến công việc. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng không còn hứng thú với thói quen làm việc tai nhà hãy tham khảo ngay những cách vực dậy tinh thần sau đây.
Làm việc tại nhà: “Sự thật không như là mơ”
Đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn quỹ đạo cuộc sống của toàn cầu, trong đó nhóm nhân viên văn phòng.
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ trước đại dịch nước Mỹ có khoảng 14% người làm việc tại nhà. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến cuộc sống của nhiều người đảo lộn, số người phải làm tại nhà cũng vì vậy mà tăng cao. Theo nghiên cứu của ĐH Stanford cho thấy 42% và Học viện Công nghệ Massachusetts ước tính 50% người bị buộc làm việc tại nhà trong giai đoạn này.
Nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia làm việc ở nhà không mang đến hiệu quả như tưởng tượng của nhiều người. Nghiên cứu trên cũng đã chỉ ra rằng, làm tại nhà gây ra nhiều bất tiện, kém linh hoạt. Thay vào đó là áp lực vì các cuộc họp online tăng cao, làm việc thường xuyên hơn (hơn cả khi ở văn phòng), hơn hết là sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Vai trò của động lực trong thời đại “Work From Home”
Dù bạn làm việc ở văn phòng hay ở nhà thì động lực chính là nguồn năng lượng tinh thần giúp bạn có thể tiếp tục công việc một cách chỉn chu. Người có động lực cũng là những người biết cách định hướng để dễ dàng đạt thành công hơn. Đặc biệt là những bạn đang phải WFH vì ảnh hưởng của đại dịch thì động lực còn quan trọng hơn cả.
Động lực có thể đến từ nhiều khía cạnh trong cuộc sống như: đơn hàng đầu tiên khi kinh doanh online, khát khao được chiếc điện thoại mới, học được môn ngôn ngữ mới… Dù đến từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì động lực đóng vai trò quan trọng trong đại dịch này.
Cách vực dậy tinh thần khi làm việc tại nhà
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tiêu cực
Bỗng một ngày bạn không còn muốn dậy để làm việc, bạn chán nản khi phải mở laptop để làm việc. Hay các deadline không còn đủ sức “đe dọa” bạn nữa thì đây chính là thời điểm mà bạn nên dành thời gian để đánh giá lại lý do gây ra cảm giác này. Để tăng hiệu quả các bạn nên liệt kê ra thành một danh sách.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng tụt mood thường không giống nhau như: Bạn chán ghét các cuộc họp online, tiền lương không xứng đáng với công sức bạn bỏ ra, stress vì chuyện gia đình, tình yêu… sau khi đã liệt kê ra được những lý do khiến bạn chán nản hãy bắt đầu phân tích và chuyển hướng tập trung bằng suy nghĩ tích cực hơn. Điều này sẽ giúp bạn nhanh tìm ra giải pháp hơn.
Những suy nghĩ tích cực bạn có thể nghĩ đến là: gia đình luôn là điểm tựa vững chắc, đồng nghiệp vui tính và hợp nhau trong công việc, sếp tâm lý với nhân viên, hay đơn giản là gần công ty có nhiều quán ngon. Sau mỗi lần phân tích nguyên nhân các bạn nên gạch bỏ ngay nhé!
Trả lời câu hỏi: Lý do khiến bạn bắt đầu là gì?
Sau khi đã phân tích những lý do khiến bạn “tụt mood” khi làm việc tại nhà, việc tiếp theo bạn nên thực hiện chính là tự đặt ra câu hỏi lý do nào đã khiến bạn bắt đầu công việc này? Câu trả lời sẽ nhanh chóng nhắc nhở bạn quá trình vào được công ty và những cống hiến để đạt được một kết quả nào đó. Từ đó bạn sẽ có động lực và tiếp tục cố gắng hơn.
Thông thường lý do để một người gắn bó với công ty là:
- Mức thu nhập ổn định
- Dự định mua nhà, mua xe
- Yêu thích môi trường làm việc
- Tăng giá trị CV
- Công ty gần nhà
Và còn vô vàn lý do khác, vậy lý do của bạn là gì? Hãy tự trả lời câu hỏi này nhé!
“Detox” lại bản thân
Để bản thân luôn được bận rộn là phương pháp giúp giải tỏa cảm xúc tiêu cực rất hiệu quả. Vì bản thân của bạn sẽ không có nhiều cơ hội để nghĩ về cảm xúc đó. Các bạn không cần làm việc gì quá to lớn mà chỉ cần thực hiện các công việc nhỏ như sắp xếp lại tủ quần áo, lau dọn lại bàn làm việc, vệ sinh bàn phím máy tính, tham gia các chương trình thiện nguyện, đăng ký các khóa học online…
Việc hoàn thành các việc nhỏ này sẽ giúp bạn phân bổ sự tập trung khỏi cảm giác tiêu cực. Hơn nữa, những hoạt động này còn cải thiện sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần nữa đấy. Thêm nữa những khóa học online này còn giúp bạn trau dồi thêm kỹ năng có thêm những người bạn mới.
Luôn liên kết với những người sống tích cực
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” bạn có thể áp dụng ngay câu tục ngữ này vào cuộc sống hàng ngày để mỗi ngày của bạn luôn là cảm xúc tích cực và dần tốt hơn. Các bạn hãy tìm đến những người có thể truyền cảm hứng cho bạn, đó có thể là anh đồng nghiệp biết pha trò, người sếp có nhiều kinh nghiệm công việc, người bạn luôn cho bạn lời khuyên hữu ích… hay đơn giản các bạn có theo dõi những blogger truyền cảm hứng trên mạng xã hội để mỗi lần bạn lướt điện thoại là những điều tích cực.
Nghĩ về những thành công trong quá khứ
Nếu như bạn đã từng đạt được những thành công nhất định trong quá khứ thì khoảng thời gian làm việc tại nhà chính là thời điểm thích hợp để bạn nhớ lại kỷ niệm đó khi xuống tinh thần. Hãy bỏ ngoài tai những lời nói như “ngủ quên trong chiến thắng”, bạn hãy nghĩ đơn giản việc này sẽ thúc đẩy tinh thần bạn lên nhiều lần.
Nhờ sự tư vấn từ những “người quen xa lạ”
Chắc hẳn các bạn đang thắc mắc “người quen xa lạ” này là ai? Chính là những người dùng mạng xã hội đang có cùng cảnh ngộ với bạn. Trước đại dịch Covid-19 có hàng triệu người cũng đang chịu ảnh hưởng giống như bạn, họ cũng làm việc tại nhà, họ cũng rơi vào bế tắc, họ cũng chán nản công việc… chính vì vậy các bạn hãy mạnh dạn chia sẻ câu chuyện của mình trên hội nhóm để nhận được lời khuyên phù hợp nhé!
Bạn không cần phải dùng tài khoản cá nhân của mình, bạn hoàn toàn có thể tạo thêm một tại khoản để có thể thoải mái chia sẻ hơn. Chắc rằng sẽ có nhiều người sẵn sàng đồng cảm và chia sẻ kinh nghiệm họ vực dậy tinh thần như thế nào.
Trên đây là những bí quyết mà Mẹ và Con muốn dành tặng cho những bạn đang mất tinh thần khi làm việc tại nhà. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn lấy lại được động lực nhanh chóng để có thể hoàn thành tốt công việc nhé!