Mẹ&Con - Vợ chồng không tránh khỏi những lúc ý kiến bất đồng. Thế nhưng, làm thế nào để chuyện “bất đồng” này đừng xảy ra quá thường xuyên, đến mức khiến chính bạn hay anh xã phát nản? Và làm thế nào để một đôi khi, dù khác ý kiến nhưng vợ chồng vẫn dễ dàng tìm được cách dung hòa, để ra được một quyết định chung? Những điều tuyệt vời mà vợ chồng Beckham dạy con trong cuộc sống 12 điều bất ổn trong quan hệ vợ chồng Khi vợ chồng ít có thời gian bên nhau

1. Học cách lắng nghe

Có vẻ thật đơn giản, dễ dàng nhưng kỳ thực không phải đôi vợ chồng nào cũng làm được điều này. Giả sử bạn muốn tổ chức chuyến du lịch cuối tuần của gia đình đến địa điểm A, anh xã lại muốn đến địa điểm B, tự dưng trong bạn chỉ có cảm giác bực tức vì anh xã không chiều theo ý kiến của mình. Trong khi đó, lẽ ra cách làm đúng cho tình huống này là vợ chồng nên thử lắng nghe ý kiến “trái chiều” kia, xem người bạn đời của mình mong muốn điều gì, tại sao lại muốn quyết định như thế. Khi bạn lắng nghe thay vì khăng khăng cho rằng người kia “sai”, mình “đúng”, bạn sẽ nhận ra rất nhiều điều thú vị. Và biết đâu, đến lúc này, bạn sẽ dễ dàng thuận theo ý kiến của người kia.

6-meo-than-ky-tranh-trong-danh-xuoi-ken-thoi-nguoc

2. Lần này anh quyết định, lần sau đến lượt em…

Có những đôi vợ chồng rất dễ đưa ra được ý kiến chung. Song, cũng có không ít đôi vợ chồng cứ cảm thấy mình “khắc khẩu”, không bao giờ thích giống nhau được bất cứ cái gì. Chồng muốn đi chơi biển thì vợ muốn đi chơi núi, chồng muốn mua chiếc xe màu đen thì vợ lại thấy màu trắng thích hợp hơn… Trong trường hợp đó, vợ chồng bạn nên chia các vấn đề thành vấn đề lớn, vấn đề trung bình và vấn đề nhỏ. Những vấn đề nhỏ và trung bình (ví dụ chuyện đi chơi, chuyện chọn màu xe, chuyện biếu ông bà quà gì trong dịp mừng thọ…), nên thống nhất lần này anh quyết định thì lần sau đến lượt em. Như thế, nếu có phải tranh luận, vợ chồng bạn cũng chỉ còn phải tập trung… tranh luận những chuyện “lớn” như mua nhà, cho con học trường nào, thống nhất cách dạy con… mà thôi.

6-meo-than-ky-tranh-trong-danh-xuoi-ken-thoi-nguoc

3. Không cãi nhau trước mặt người khác

Có những lúc, bạn bực mình lắm vì một “phát ngôn” nào đó của anh xã khi ngồi ăn giỗ, khi nhậu với bạn bè hay khi chàng đang nói chuyện với con. Bạn cảm thấy ý kiến của anh xã “không đúng”. Song, có một nguyên tắc nho nhỏ cho chuyện này là không bao giờ nên lôi những chuyện ý kiến trái chiều của hai vợ chồng ra tranh luận trước mặt người khác. Bản tính của đàn ông rất hiếu thắng, dễ tự ái, không thể “quen” được với chuyện người khác nghĩ rằng mình “thua kém” vợ nên cho dù đuối lý, chàng vẫn sẽ quyết tranh cãi đến cùng. Hãy lắng nghe và im lặng, nếu có được hỏi ý kiến ngay lúc đó cũng chọn cách nói “nước đôi”, nhẹ nhàng. Khi nào chỉ còn lại hai vợ chồng, bạn mới nên bàn bạc với chồng và khiến anh nhận ra những điều chưa ổn.

4. Không dùng “chăn gối” để… “cấm vận”!

Đây là lỗi rất thường mắc phải của các nàng vợ. Có những lúc, bạn ấm ức vì những ý kiến bất đồng. Nói mãi chồng không thay đổi ý kiến, thế là bạn chọn cách “xụ mặt”, lạnh nhạt, thậm chí cơm nước cũng xao nhãng vì cho rằng đó là cách để “bày tỏ thái độ” phản đối của mình. Tệ hơn, nhiều nàng còn quyết định “cấm vận” luôn cả chuyện chăn gối, với hi vọng anh xã sẽ vì thế mà thay đổi. Sự thật là rất hiếm anh xã chịu thay đổi sau những “cấm vận” này. Họ sẽ chỉ cảm thấy chán nản vì vợ chồng bất hòa, cảm thấy vợ không hiểu mình. Cách làm hiệu quả hơn là bạn nên cố gắng giữ không khí trong nhà hòa thuận, vui vẻ (dù rằng đang “bực” lắm với chuyện chồng cứ khăng khăng một chuyện gì đấy). Bạn biết không, khi tất cả mọi thứ khác đều “vui vẻ”, tâm lý anh xã sẽ thoải mái hơn nhiều. Lúc đó, có thể chính anh ấy sẽ là người chịu suy nghĩ lại mọi việc và điều chỉnh để có được một quyết định mang tính dung hòa hơn giữa chồng và vợ.

6-meo-than-ky-tranh-trong-danh-xuoi-ken-thoi-nguoc

5. Thống nhất từ ban đầu một số “nguyên tắc”

Nhiều người hay đợi xảy ra chuyện rồi vợ chồng mới tranh luận cùng nhau để tìm hướng giải quyết. Trong khi đó, thực tế, trừ những vấn đề lặt vặt mới phát sinh, còn lại hầu hết các vấn đề lớn trong gia đình đều có thể thống nhất từ ban đầu, lúc chưa “có chuyện”.

Ví dụ dễ thấy nhất là chuyện tiết kiệm tiền bạc trong gia đình. Vợ chồng bạn nên bàn với nhau ngay từ khi mới kết hôn sẽ chọn cách tiết kiệm ra sao để phù hợp với cả hai. Chia bao nhiêu phần trăm tiền lương đóng góp vào “quỹ” để dành cho con? Chia bao nhiêu phần trăm cho nhu cầu chi dùng cá nhân?… Bằng cách đó, khi anh xã muốn cho em chồng mượn tiền chẳng hạn, bạn sẽ không còn cảm thấy “khó chịu” nếu như chàng vẫn đang tuân thủ đúng nguyên tắc tiết kiệm của gia đình (chỉ cho mượn trong mức tiền mà chàng sử dụng để chi tiêu riêng). Lúc đó, bạn sẽ không còn phải ngồi “bàn” những chuyện nhỏ nhặt như: Nên cho mượn hay không cho mượn, cho mượn chừng đó có quá nhiều không?  

Bên cạnh chuyện tiền bạc, vợ chồng bạn còn rất nhiều vấn đề có thể thống nhất với nhau từ ban đầu như chuyện quà biếu, hỗ trợ bố mẹ hai bên ra sao, chuyện dạy dỗ con cái thế nào, hướng giáo dục chung với các con, những “nguyên tắc” như mấy giờ là muộn nhất để về nhà, ngày chủ nhật được sử dụng ra sao…

6-meo-than-ky-tranh-trong-danh-xuoi-ken-thoi-nguoc

6. Tuyệt đối không thách thức

Có thể có những lúc bạn nóng giận. Có thể bạn cảm thấy phát “điên” lên vì người bạn đời sao cứ làm trái ý mình. Tuy nhiên, dùng đến thái độ thách thức lẫn nhau là không nên, vì nó không giúp “trống kèn” thuận lại theo chiều hướng bạn mong muốn mà chỉ càng khoét sâu thêm mâu thuẫn mà thôi. Tuyệt đối không bao giờ nên sử dụng đến những câu như: “Anh giỏi thì anh cứ làm theo ý mình đi. Để rồi xem…”, “Anh thích làm gì cứ làm, em không quan tâm nữa”, “Làm theo ý anh đi rồi đừng nhìn mặt em nữa nhé!”, “Cùng lắm là ly hôn thôi!”…

Bạn sẽ làm gì khi một ai đó thách thức mình? Phản xạ của bạn lúc này thông thường là càng khăng khăng bảo vệ ý kiến cá nhân, tạo dựng một rào chắn bảo vệ và xem người kia trở thành “kẻ đối nghịch”. Nên nhớ, trong mọi hoàn cảnh, vợ chồng bạn chẳng bao giờ là “kẻ đối nghịch” của nhau cả! Bạn và bạn đời là những người không cùng huyết thống nhưng lại đi chung trên chặng đường dài, sẻ chia cùng nhau mọi khó khăn. Đừng thách thức, nhớ nhé! Bạn sẽ thuyết phục được chàng bằng thái độ mềm mỏng, biết lắng nghe, có lý có tình và luôn tôn trọng chàng như người đàn ông của gia đình. Thật đấy!

Tags:

Bài viết liên quan