Cúm có gây dị tật thai nhi?
Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai . Tuy vậy, không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.
Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên phá thai.
Cúm có gây sảy thai?
Còn virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai
Khi cảm cúm có được uống thuốc?
Không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.
Loại thuốc nào cần tránh cho bầu?
Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:
– Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
– Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
– Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.
Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Phải làm gì khi bị cúm?
Khi bị cảm cúm, bầu không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nên lập tức đến bác sĩ để có lời khuyên thích hợp. Ngoài ra, các loại máy siêu âm hiện đại cũng giúp tầm soát những nguy cơ thai nhi nên bầu cũng không phải quá lo cúm ảnh hưởng đến thai nhi, có nên giữ hay không… Lo lắng quá sẽ khiến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi đấy!
Phòng cúm bằng cách nào?
– Virus gây cảm cúm có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cảm. Do vậy bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
– Uống nhiều nước, đặc biệt là uống nhiều nước đường chanh, cam vắt để thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.
– Ăn nhiều rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm.
– Hít thở không khí trong lành: Thời tiết mùa đông khô lạnh, hay mùa mưa khiến bạn ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở bầu. Nên vận động nhẹ nhàng và thường xuyên ra ngoài hít khí trời trong lành.
– Giữ chân luôn được ấm bằng cách bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và mang vớ, quấn ấm cổ khi đi ngủ, uống nhiều nước cam, chanh.
– Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, hạn chế tối đa stress.