Mẹ và Con - Bên cạnh những dự định năm mới, những sắp xếp cho hướng đi riêng của mình, bạn cần phải học cách quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả để hoàn thành các mục tiêu nhé!

Nếu muốn kiểm soát chi tiêu và hướng tới mục tiêu tài chính của mình, bạn cần có cách quản lý tài chính cá nhân hay còn gọi là ngân sách hiệu quả.

Ngân sách của cá nhân hay gia đình là một bản tóm tắt so sánh và theo dõi thu nhập và chi phí của bạn trong một khoảng thời gian xác định, thường là trong một tháng. Mặc dù từ “ngân sách” thường được kết hợp với chi tiêu hạn chế, nhưng ngân sách lại là “công cụ” để việc quản lý tài chính cá nhân một cách hợp lí và hiệu quả nhất. Ngân sách sẽ cho bạn biết bạn dự kiến ​​sẽ có bao nhiêu tiền từ công việc, quỹ đầu tư… sau đó so sánh số tiền đó với chi phí bắt buộc của bạn – chẳng hạn như tiền thuê nhà và bảo hiểm hay các chi tiêu tùy ý –  chẳng hạn như giải trí hoặc ăn uống. Thay vì xem ngân sách là một khoản âm, bạn có thể xem nó như một công cụ để đạt được các mục tiêu quản lý tài chính cá nhân.

Việc lập ra ngân sách có tác dụng thế nào cho việc quản lý tài chính cá nhân?

Ngân sách hàng tháng được ghi chép bằng văn bản là một công cụ lập kế hoạch tài chính cho phép bạn lập kế hoạch số tiền bạn sẽ chi tiêu hoặc tiết kiệm mỗi tháng. Nó cũng cho phép bạn theo dõi thói quen chi tiêu của mình.

quản lý tài chính cá nhân

Mặc dù việc lập ngân sách nghe có vẻ không phải là hoạt động thú vị nhất (và đối với một số người, nó cực kỳ đáng sợ), nhưng đó là một phần quan trọng trong việc giữ cho quản lý tài chính cá nhân của bạn có trật tự. Đó là bởi vì ngân sách dựa trên sự cân bằng. Nếu bạn chi tiêu ít hơn trong một lĩnh vực, bạn có thể chi tiêu nhiều hơn vào lĩnh vực khác hoặc để dành số tiền đó cho một khoản mua sắm lớn, xây dựng quỹ “dự phòng khẩn cấp”, tăng tiền tiết kiệm hoặc đầu tư xây dựng, tích lũy của cải cho bản thân.

Lưu ý: Ngân sách chỉ hoạt động nếu bạn trung thực về cả thu nhập và chi tiêu của mình. Để lập ngân sách hiệu quả, bạn phải sẵn sàng làm việc với thông tin chi tiết và chính xác về thói quen thu nhập và chi tiêu của mình. Cuối cùng, kết quả của ngân sách mới sẽ cho bạn biết tiền đến từ đâu, cách hoạt động dòng tiền trong một tháng (tiền có từ đâu, chi tiêu cho việc gì…).

Cách quản lý tài chính cá nhân với 6 bước đơn giản

Trước khi bắt tay vào lập ngân sách, hãy tìm một bảng mẫu tốt mà bạn có thể sử dụng để điền các con số cho chi phí và thu nhập của mình. Mặc dù bạn có thể sử dụng giấy bút kiểu cũ để lập ngân sách, nhưng việc sử dụng bảng tính ngân sách hàng tháng hoặc ứng dụng ngân sách sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Chúng sẽ được cài đặt sẵn các công thức tính toán để giúp bạn tính toán thặng dư hoặc thiếu hụt ngân sách của mình với nỗ lực tối thiểu.

quản lý tài chính cá nhân2

  • Giữ đầy đủ các hóa đơn:

Trước khi bắt đầu, hãy thu thập tất cả báo cáo tài chính, bao gồm:

– Bảng sao kê ngân hàng mỗi tháng.

– Bảng sao kê tài khoản đầu tư, tiết kiệm.

– Hóa đơn tiền điện, nước,…

– Bảng lương.

– Hóa đơn thẻ tín dụng.

Bạn muốn có bất cứ thông tin nào về thu nhập và chi tiêu của bạn? Một trong những chìa khóa trong quá trình làm ngân sách là dự tính số tiền trung bình cho mỗi hóa đơn của bạn. Thông tin càng chi tiết lại càng dễ dàng hơn cho bạn trong việc quản lý tài chính cá nhân.

  • Tính tổng thu nhập:

Mỗi tháng bạn có thể mong đợi thu nhập được bao nhiêu? Thu nhập của bạn có thể là một con số cố định hay bạn là một người lao động tự do hoặc có nhận được thêm những nguồn thu nhập khác như từ bảo hiểm xã hội, trợ cấp đặc biệt… hãy gộp cả những thứ này. Ghi nhận tổng thu nhập vào mỗi tháng. Nếu bạn có thu nhập không cố định (ví dụ, từ việc làm theo mùa hay tự do), hãy cân nhắc việc sử dụng thu nhập từ tháng có thu nhập thấp nhất trong năm vừa qua làm thu nhập cơ sở khi bạn thiết lập ngân sách.

quản lý tài chính cá nhân3

  • Tạo một danh sách chi phí tháng:

Viết ra danh sách các chi phí mà bạn dự kiến cần sử dụng trong một tháng. Danh sách này có thể gồm:

– Tiền phương tiện di chuyển.

– Bảo hiểm.

– Đồ dùng/Thực phẩm cá nhân.

– Ăn ngoài.

– Tiền học.

Hãy sử dụng báo cáo ngân hàng, thu nhập và thẻ tín dụng từ một hoặc ba tháng trước để xác định chi tiêu của các bạn.

  • Xác định đâu là chi phí cố định và chi phí có thể bị thay đổi:

quản lý tài chính cá nhân4

Chi phí cố định là những chi phí bắt buộc mà bạn phải trả một khoản tương tự cho mỗi lần, bao gồm các chi tiết như tiền vay thế chấp hay thuê nhà, tiền trả góp thiết bị điện tử, phương tiện di chuyển, dịch vụ internet, phí đổ rác, tiền học cho con… và các chi phí quan trọng khác có xu hướng không đổi hàng tháng. Các khoản tiền cố định hoặc trả một số khoản nợ mỗi tháng, bao gồm cả tiết kiệm và trả nợ, đều là những chi phí cố định. Biến chi là loại sẽ thay đổi hàng tháng, như là:

– Xăng.

– Ăn ngoài

– Quà sinh nhật/Tiền mừng,…

Nếu bạn không có quỹ khẩn cấp, các biến chi có thể xuất hiện bất ngờ trong tháng và làm hỏng quá trình quản lý tài chính cá nhân của bạn. Bắt đầu phân định giá trị chi tiêu cho mỗi hạng, bắt đầu bằng chi phí cố định. Sau đó, hãy ước lượng chi tiêu mỗi tháng cho các chi phí không cố định. Nếu bạn không chắc phải chi tiêu bao nhiêu trong mỗi loại, hãy xem lại hai hay ba tháng cuối của thẻ tín dụng hoặc các giao dịch ngân hàng để thực hiện một ước lượng một cách dễ dàng hơn

  • Tính tổng thu nhập tháng và chi tiêu:

Nếu thu nhập của bạn cao hơn mức bạn cần chi tiêu, bạn sẽ có một khởi đầu tốt đẹp trong việc quản lý tài chính cá nhân. Số tiền thừa này có nghĩa là bạn có thể chuyển tiền vào những khu vực trong ngân sách như tiết kiệm hay đầu tư một khoản mới.

Nếu thu nhập nhiều hơn chi tiêu, hãy cân nhắc việc thực hiện ngân sách 50 – 30 – 20. Trong một ngân sách, nhu cầu, hay chi phí quan trọng, sẽ chiếm 50% ngân sách, các khoản kém quan trọng hơn và biến chi sẽ chiếm 30%. Cuối cùng là 20% cho tiền tiết kiệm. Nếu chi tiêu của bạn cao hơn thu nhập, nghĩa là bạn đang quá tải và cần phải thay đổi trong việc quản lý tài chính cá nhân.

  • Điều chỉnh chi tiêu:

quản lý tài chính cá nhân5

Nếu bạn đang ở tình huống chi tiêu cao hơn thu nhập, hãy tìm các chi phí không cố định mà bạn có thể cắt giảm. Tìm những nơi bạn có thể giảm chi tiêu như ăn ít hơn hoặc loại bỏ một danh mục, hủy thành viên phòng tập thể dục… Nếu chi tiêu của bạn cao hơn nhiều so với thu nhập hoặc bạn có một khoản nợ đáng kể, việc giảm chi phí biến đổi có thể là không đủ. Bạn có thể cần cắt giảm các khoản chi tiêu cố định và tăng thu nhập để cân bằng ngân sách.

Cố gắng để cột thu nhập và chi tiêu của bạn bằng nhau. Số dư bằng nhau này có nghĩa là tất cả thu nhập của bạn được hạch toán và lập ngân sách cho một mục tiêu tiết kiệm hoặc chi tiêu cụ thể.

Cách sử dụng ngân sách để quản lý tài chính cá nhân

Sau khi đã thiết lập ngân sách, bạn phải theo dõi và tiếp tục theo dõi các khoản chi của mình trong từng danh mục, lý tưởng nhất là mỗi ngày trong tháng. Cũng có thể sử dụng các bảng tính lập ngân sách hoặc ứng dụng để lập ngân sách, ghi lại tổng chi tiêu và thu nhập của bạn.

quản lý tài chính cá nhân 6

Ghi lại những gì bạn chi tiêu trong suốt tháng sẽ giúp bạn không bị bội chi và giúp bạn xác định các khoản chi tiêu không cần thiết hoặc cách chi tiêu có vấn đề. Hãy dành một vài phút mỗi ngày để ghi lại các khoản chi tiêu, thay vì để đến cuối tháng và khó khăn suy nghĩ bạn đã chi tiêu như thế nào.

Nếu bạn không tự tin rằng mình có thể lập ngân sách, hãy áp dụng hệ thống phong bì, nơi bạn chia tiền mặt để chi tiêu vào các phong bì riêng biệt cho các loại chi tiêu khác nhau. Khi một phong bì trở nên trống rỗng, bạn sẽ phải ngừng chi tiêu trong danh mục cụ thể đó.

Khi quản lý tài chính cá nhân, hãy theo dõi số tiền bạn đã chi tiêu. Khi bạn đã đạt đến giới hạn chi tiêu của mình trong một danh mục, bạn sẽ cần dừng loại chi tiêu đó trong tháng hoặc chuyển tiền từ danh mục khác để trang trải các chi phí bổ sung. Mục tiêu của bạn trong việc sử dụng ngân sách là giữ cho chi phí bằng hoặc thấp hơn thu nhập trong tháng.

Một vài mẹo nhỏ trong quản lý tài chính cá nhân

quản lý tài chính cá nhân7

– Khi bạn đã thiết lập ngân sách cơ bản, hãy tùy chỉnh nó theo tình hình tài chính và mục tiêu của bạn.

– Nếu bạn làm việc dựa trên hoa hồng, hãy tích cực tiết kiệm để giúp trang trải những giai đoạn thị trường chậm lại.

– Nếu bạn gặp vấn đề về dòng tiền vì bạn chỉ được trả một lần mỗi tháng, hãy chia khoản thanh toán đó theo tuần và giữ số tiền bạn định chi tiêu trong những tuần còn lại trong một tài khoản riêng cho đến khi bạn cần.

– Chỉ thanh toán bằng thẻ tín dụng nếu bạn có tiền để trả hết vào cuối tháng. Nếu không, bạn sẽ nợ lãi cao hơn giá của bất kỳ thứ gì bạn mua.

– Điều chỉnh ngân sách hàng tháng nếu bạn thấy mình đã đánh giá quá cao hoặc đánh giá thấp các khoản chi. Hãy để ý đến những khoản chi lớn chỉ xảy ra vài tháng một lần, chẳng hạn như sự cố nghề nghiệp, tai nạn.

– Nếu bạn có xu hướng chi tiêu quá mức trong một số danh mục nhất định, hãy sử dụng các thủ thuật lập ngân sách chẳng hạn như chuyển sang ngân sách chỉ dùng tiền mặt.

– Một khi chi tiêu của bạn thấp hơn thu nhập, hãy lập ngân sách để hướng tới mục tiêu tiết kiệm trước khi bạn tăng chi tiêu.

– Hãy dành thời gian học các kỹ năng tài chính khác để cải thiện kiến ​​thức tài chính của bạn và làm cho tiền của bạn làm việc nhiều hơn cho bạn.

Vậy là bạn đã nắm trong tay bí quyết quản lý tài chính cá nhân rồi đấy! Mẹ và Con chúc bạn đạt thành những mục tiêu tài chính quan trọng của mình trong năm mới nhé! 

Bài viết liên quan