Mẹ&Con - Ai cũng bảo đàn ông tính tình rộng rãi, nhưng chồng bạn thì… hoàn toàn không phải vậy. Đi siêu thị, hễ bạn cầm cái gì lên là chàng bỏ xuống. Muốn mua một món hàng phải đợi chàng… dăm ba tháng để đi dò hỏi giá khắp nơi. Suốt ngày, câu cằn nhằn quen thuộc mà bạn phải nghe là: “Sao em phung phí dữ vậy? Mua chi mấy thứ này trời?” Làm sao đối phó với những anh chồng chuyên “đếm lọ nước mắm, đong hũ dưa hành” này đây ta? Khốn khổ vì chồng ki bo 7 cách tiết kiệm tiền đi chợ Học cách tiết kiệm thời lạm phát

1. Lập bảng chi tiêu cụ thể, rõ ràng

Chàng càng thuộc dạng “con cháu trùm sò” thì bạn càng nên làm thật tốt điều này. Có một quyển số ghi chép cụ thể từng khoan thu chi, bạn sẽ dễ dàng trình bày với chàng tại sao phải mua cái này, tại sao phải mua cái kia… Cuối mỗi tuần, hãy chủ động đưa chàng xem bảng chi tiêu và đề nghị chàng “có ý kiến”.

Nếu chàng đưa ra được cách chi tiêu nào tốt hơn, bạn nên rút kinh nghiệm và nghe theo. Nếu chàng hoạnh họe quá đáng, bạn có cơ sở rõ ràng để trình bày, giúp vợ chồng hiểu nhau hơn. Cách này giúp vợ chồng bạn không phải cạnh tranh cãi cọ, kiểu không biết hồi kết ở đâu như: “Sao em mua sắm nhiều vậy”? “Em mua sắm cái gì mà anh bảo nhiều?”

2. “Ưu tiên” cho những sở thích của chồng và gia đình chồng

Một người chồng dù “keo” đến đâu, cũng cảm thấy hồ hởi khi bạn mua sắm cho chàng đúng món mà chàng thích, hoặc chú ý quà cáp cho gia đình chồng một số món họ cần. Có thể những món này, bạn không hề muốn mua nhưng đừng quên rằng, đây là cách duy nhất để chàng “lơ là” cho bạn chuyện chi tiêu vào những thứ bạn thích, hoặc bạn cần.

Bạn biết không? Chàng sẵn sàng nổi cáu khi bạn mua cho chàng một chiếc áo sơ mi đắt tiền vì chàng không hề thích sơ mi, nhưng chàng sẽ cảm thấy hoàn toàn không xót tiền nếu bạn mua cho chàng đúng chiếc điện thoại mà chàng thích. Tuy nhiên, lưu ý là đừng tỏ ra mình “giàu có” khi mua sắm những thứ này. Bạn phải thể hiện mình đã rất tằn tiện, nhưng biết chàng thích nên vẫn “hy sinh” mua cho chàng đấy.

6 bí quyết khi chẳng may gặp chồng… kẹo kéo 4

Chồng… kẹo kéo. (Ảnh minh họa)

3. Hãy xót xa với của cải như cách của chàng

Thật ra, người chồng biết tiết kiệm (miễn đừng quá đáng) là “của báu” trong gia đình, nếu bạn biết cách điều chỉnh ở mức vừa phải. Nhiều người đàn ông xuất thân nghèo khó, nên họ luôn có xu hướng dành dụm, tiết kiệm. Điều này chẳng có gì quá mức “kinh khủng” cả. Nếu sống với chàng, bạn cũng nên chú ý bày tỏ sự “xót của”, biết cân nhắc chi tiêu.

Thấy con mở nhiều bóng đèn, bạn nên nhẹ nhàng rầy con trước mặt chàng: “Con mở nhiều đèn thế này hao điện lắm đấy”. Chàng sẽ mát lòng với những câu nói như thế và hiểu rằng, bạn cũng chính là đồng minh cùng chiến tuyến.

Muốn mua một chai nước hoa đắt tiền, bạn đừng mua ngay mà phải cố gắng trằn trọc chọn tới chọn lui, ra vẻ rất thích nhưng vẫn cân nhắc. Với những “thành tích” tiết kiệm bạn đã làm trước đó, hẳn chàng sẽ chấp nhận cho bạn mua một món hàng đắt tiền vì biết rằng, thứ đó thực sự cần với bạn.

4. Đừng bao giờ để chàng dư thừa đồ dùng cá nhân

Đây là “tuyệt chiêu” đơn giản nhất mà bạn dễ dàng áp dụng. Hầu hết phụ nữ khi đi mua sắm, chỉ chú trọng đến việc mua áo quần, vật dụng cho chồng con là chính. Bạn thì khác. Hãy để chàng trong tình trạng “túng thiếu” một hộp kem cạo râu, một hộp xi đánh giày. Áo quần cũng đừng tập trung cho anh ấy làm gì.

Thời gian đầu, chàng thích thú vì thấy bạn “tiết kiệm”. Nhưng chỉ sau vài tháng, chắc chắn sẽ có người la làng: “Sao em không mua cho anh thứ abc này?” Lúc đó, bạn chỉ cần nhoẻn cười khi nhận ra thói quen “trùm sò” của chàng đã được thay đổi chút đỉnh rồi.

5. Rủ “đồng minh” cùng tham gia mua sắm

Đồng minh của bạn có thể là một đôi vợ chồng bạn bè thân, có thể là em trai, em gái của chàng. Nhớ bao giờ cũng phải rủ “có đôi” và chọn người có tính phóng khoáng, rộng rãi để… làm gương. Trừ khi chàng của bạn keo đến mức… hết thuốc chữa, còn lại thì dù người đàn ông tiết kiệm đến đâu cũng phải giữ sĩ diện trước mặt người khác.

Thêm vào đó, thông qua cách chi tiêu của của những cặp vợ chồng khác, chàng sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm mới cho mình. Lưu ý là bạn đừng nhân cơ hội này mua sắm quá đà, vì chắc sau đó chàng sẽ triệt để, không chịu đi mua sắm cùng bạn và đồng minh của bạn nữa đâu đấy.

6. Cuối cùng, thay đổi cách quản lý tiền trong gia đình

Cần mở ngoặc nói với bạn một điều, rằng những “bí quyết” trên chỉ áp dụng khi thật sự bạn là một người vợ biết chi tiêu hợp lý, không phung phí quá đáng. Nếu như chàng có những lý do chính đáng của mình, khi bảo bạn tiết kiệm thì bạn nên bình tĩnh xem lại tất cả những lời góp ý này. Đừng khư khư cho rằng chàng của mình là… con cháu trùm sò. Làm được như thế, bạn sẽ tự tin mình xứng đáng là người “tay hòm chìa khóa”.

Trong trường hợp đã áp dụng mọi cách, nhưng chàng vẫn không thay đổi? Bạn nên đề nghị chàng có cách quản lý tiền bạc mới. Ví dụ, mỗi người tự quản lý một khoản cố định của mình. Ngoài ra, mỗi tháng sẽ dành bao nhiêu cho “quỹ chung” gửi ngân hàng, dành bao nhiêu để được phép chi dùng, mua sắm trong nhà. Với “giới hạn cho phép” này, vợ chồng bạn sẽ không càm ràm nhau chuyện người “trùm sò”, người phung phí nữa!

Tags:

Bài viết liên quan