Gây béo phì
Đồ ăn nhanh thường chứa rất nhiều chất béo và tinh bột. Điều này dẫn đến việc nếu ăn quá nhiều thức ăn nhanh con bạn sẽ thừa cân, béo phì kéo theo hàng loạt các nguy cơ bệnh lý liên quan đến dư thừa dinh dưỡng như mỡ trong máu, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và thậm chí cả ung thư…
Giảm trí thông minh
Thực ăn nhành là thực phẩm tập trung các thành phần đặc biệt có hại cho não với hàm lượng cao: chất béo trans, chất béo bão hòa, natri, đường, các chất phụ gia khó gọi tên… Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những người thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhanh có nguy cơ mắc các chứng trầm cảm cao hơn 40% so với những người ăn ít.
3 lý do chính khiến fast-food không có lợi:
– Thành phần và khẩu phần: Hầu hết các loại fast-food đều cung cấp lượng calo lớn với thành phần chất béo và tinh bột cao. Khẩu phần của các loại fast-food cũng thường rất nhiều, vượt quá nhu cầu của 1 người ăn.
– Cách chuẩn bị đồ ăn: Fast-food thường được chế biến bằng cách chiên, rán. Cách chiên thường làm cho món ăn có thêm nhiều chất béo và calo hơn so với các cách chế biến khác như nướng, hay hấp. Mặt khác, dầu chiên thường được sử dụng lại nhiều lần, tạo ra những chất có hại cho sức khỏe.
– Các phụ gia: Fast-food thường được trữ lạnh trước chế biến và dùng chung với nhiều loại nước xốt và gia vị giàu chất béo và calo.
Ảnh hưởng đến tim mạch
Đồ ăn nhanh thường là những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, loại dầu mỡ được chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ chứa rất nhiều ảnh hưởng đến hệ tim mạch gây những chứng bệnh như xơ vữa động mạch, viêm cơ tim…
Các bệnh về xương và khớp
Trong đồ ăn nhanh có khá nhiều đam, việc ăn quá nhiều đạm không chỉ bắt thận hoạt động quá nhiều cho quy trình đào thải mà còn làm cơ thể mệt mỏi, chậm chạp do loãng xương và bị các bệnh về khớp.
Các bệnh về tiêu hóa
Một vài lá xà lách và dưa củ muối chua ăn với bít tết không thể cung cấp đủ lượng chất xơ và khoáng chất cần thiết trong ngày. Hơn nữa thịt phải chiên rán trong dầu ăn ở nhiệt độ cao nên các vitamin quý giá này bị phân hủy nhanh chóng làm cho khẩu phần fastfood càng thêm giàu năng lượng mà lại thiếu vitamin và chất xơ. Chế độ ăn nhiều đạm, ít vitamin và khoáng chất của fastfood sẽ làm gia tăng các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư ruột non.
Làm thế nào để dùng thức ăn nhanh mà không tổn hại sức khỏe?
TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng, Khoa Tư vấn dinh dưỡng 2, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, để sử dụng các món ăn nhanh vừa ngon vừa tiện lợi mà vẫn đảm bảo sức khỏe thì trước hết không nên lạm dụng những thực phẩm này. Khi dùng các thực phẩm này cần cho thêm hoặc ăn cùng các món rau luộc hay sa-lát. Nên ăn xen kẽ các đồ ăn nhanh cùng với những bữa ăn truyền thống của mình và nên sử dụng các thực phẩm tươi sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý một số điểm sau khi lựa chọn thức ăn nhanh:
Tìm hiểu kỹ về thành phần món ăn trước khi mua. Những thông tin này có thể dễ dàng tìm được trên mạng.
Ăn khẩu phần vừa đủ. Chỉ nên mua những loại sandwich cỡ nhỏ. Với các loại sandwich cỡ lớn, bạn nên cùng ăn với một người bạn khác.
Nên chọn những món với thịt gà thay vì thịt bò. Bạn cũng có thể chọn những loại sandwich chay.
Chọn cách chế biến là nướng thay vì chiên.
Không mua sandwich với nước xốt hoặc mayonnaise được cho sẵn. Hãy chọn sandwich không, và lựa chọn những loại nước xốt ít béo để ăn kèm.
Hãy cẩn thận với cả món salad. Không nên ăn kèm bơ, khoai tây chiên và các loại gia vị nhiều béo.
Không nên dùng bữa fast-food với các loại nước uống có gas.
Không nên dùng bữa fast-food với các loại bánh biscuit, bánh xốp, bỏng ngô,…
Sau khi dùng bữa, không nên tráng miệng với các món nhiều đường, sữa và có lượng calo cao.