Biến con trở thành sứ giả
Có không ít các cặp vợ chồng sau khi ly hôn đã không còn muốn nhìn mặt nhau. Họ dùng con cái để làm sứ giả, trao đổi thông tin qua lại với nhau. Đại loại như “con nhắn với mẹ cuối tuần bố bận không đi chơi với con được, hay nới với bố mẹ bận không đến ăn cơm tối cùng hai bố con được…”. Hoặc khi họ gặp bất đồng trong cách giáo dục con, thay vì ngồi lại nói chuyện với nhau họ lại thông qua con để biểu đạt quan điêm cảm xúc, suy nghĩ của mình. Thậm chí có cả những lời văng tục, thiếu thiện cảm.
Đừng biến con thành sứ giả
Khi phải nghe những lời nói đó và truyền đạt lại cho bố hoặc mẹ lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Những hình ảnh tốt đẹp về cha mẹ trong lòng trẻ cũng theo đó mà thay đổ. Nếu bị mắc kẹt giữa “cuộc chiến không hồi kết” trẻ sẽ bị áp lực, căng thẳng, stress dẫn đến tâm lý chán ghét gia đình, tự ti vì trẻ có cảm giác bản thân là gánh nặng của cha mẹ, là nguyên do khiến bố mẹ bất đồng, cãi nhau. Từ những suy nghĩ tiêu cực này sẽ dẫn đến nhiều hành động xốc nổi, ảnh hưởng đến nhân cách và tâm lý của trẻ.
Để tránh tình trạng này xảy ra, nếu không tiện gặp mặt bạn có thể gửi thư điện tử, chát … để truyền tải thông điệp đến đối phương, gọi điện thoại cũng là một giải quyết khôn ngoan trong tình huống này.
Khi đối phương đưa ra quan điểm của họ thay vì bác bỏ bạn nên tôn trọng và giải thích tại sao bạn lại chọn cách giáo dục con như vậy. Những ưu điểm khi cho con tiếp cận phương pháp giáo dục đó… khi cả hai cùng tôn trọng lẫn nhau mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Con bạn sẽ không bị mắc kẹt trong chính xung đột, mâu thuẫn của bố mẹ.
Trút giận lên con vô cớ
Tránh làm tổn thương tầm hồn nhỏ bé của con
Các cặp vợ chồng sẽ không ngừng đổ lỗi cho nhau về việc họ phải ly hôn. Và dù đó là nguyên nhân gì đi chăng nữa, bạn cũng đừng bao giờ chia sẻ chi tiết với bọn trẻ, đừng cố đổ lỗi cho bố hoặc mẹ của chúng là người gây ra sự tan vỡ của cuộc hôn nhân. Và cũng không nên trút giận lên đầu con vô cớ khi chúng chẳng hề có lỗi gì cả. Vì điều này, sẽ làm tổn thương con bạn, đừng bắt chúng phải gánh thêm những nỗi đau nào nữa. Với trẻ, bố mẹ chia ly đã là nỗi đau lớn với chúng rồi. Nếu bạn chấp nhận chia tay hãy chấp nhận cuộc sống hiện tại. Hãy nói với con rằng do bố mẹ không hợp nên chia tay. Dù bố mẹ có chia tay nhau nhưng tình cảm mà bố mẹ dành cho con vẫn không hề thay đổi. Khi nào con trưởng thành con sẽ hiểu chuyện người lớn vì sao phải chia tay.
Bỏ qua cảm xúc của con
Nên lắng nghe suy nghĩ của con
Sau khi ly hôn quyền nuôi con thường được ưu tiên dành cho người mẹ hoặc những người có khả năng để nuôi nấng và chăm sóc con tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi nghe phán quyết của tòa bạn nên hỏi ý kiến của con, nếu con bạn là một đứa trẻ biết nhận thức. Nếu trẻ muốn sống với bố thay vì với mẹ theo phán quyết của tòa thì người còn lại cũng nên tôn trọng quyết định này của trẻ. Cuộc sống sau ly hôn thiếu vắng bố hoặc mẹ cũng đều khiến trẻ cảm thấy cô đơn, thiếu thốn tình cảm, lo lắng, bất an. Chúng sẽ cảm thấy bố hoặc mẹ sẽ không còn quan tâm và yêu chúng như trước nữa. Lo lắng bị bỏ rơi khi bố hoặc mẹ có người mới… Những lúc như vậy, trẻ cần được người thân ở bên cạnh an ủi, chia sẻ và động viên nhiều hơn. Lắng nghe và chia sẻ những khó khăn về mặt tâm lý mà con đang gặp phải là điều mà các ông bố bà mẹ sau ly hôn nên làm. Không nói xấu người cũ, tạo điều kiện để con được gặp người cũ. Trẻ cần được cảm thấy cuộc sống của chúng không bị đảo lộn sau ly hôn. Điều này, sẽ giúp con bạn lạc quan hơn và an tâm hơn sau khi bố mẹ ly hôn.
Bỏ qua những bất ổn về tâm lý của con
Đây là một cú sốc lớn đối với mỗi đứa trẻ vì thế một số bé sẽ không thể chấp nhận được dẫn đến trầm cảm. Nên sau ly hôn, bạn cần chú ý đến cảm xúc của con nhiều hơn. Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về tâm lý hãy dành thời gian bên con. Nên thường xuyên cho con đi ra ngoài ăn cơm với người cũ, đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý nếu bé có biểu hiện trầm cảm nặng.
Hận thù người cũ
Hãy tha thứ cho nhau để con được hạnh phúc
Dù có thể nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân của bạn tan vỡ là do người cũ đã phản bội, bạo hành và làm tổn thương bạn. Tuy nhiên, nếu không là vợ chồng của nhau thì cũng đừng mang những oán hận trong lòng gieo vào đầu con cái những ác ý về người cũ. Tha thứ cho người cũ cũng là cách để bạn giải thoát cho chính mình. Để cuộc sống dễ thở hơn và con cái sẽ không bị mắc kẹt trong cuộc xung đột, mâu thuẫn của bố mẹ. Để con được gặp gỡ người cũ thường xuyên, thỉnh thoảng bạn cũng có thể đưa con đi chơi cùng người cũ, dù không là vợ chồng cũng có thể làm bạn. Vì con và vì chính cuộc sống của bạn hãy cởi bỏ mọi hận thù, xây dựng mối quan hệ mới với người cũ.