Mẹ&Con - Vui chơi ngoài chơi là cần thiết để con phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, nhưng cùng với đó, mẹ cần nắm rõ các biện pháp an toàn để bảo vệ con, tránh để bé gặp những hiểm họa khôn lường. Sau tai nạn, sức nghe của trẻ có phục hồi? 11 lời khuyên để tắm biển an toàn Phương tiện an toàn đưa bé đến trường

Luôn để mắt đến bé

Trẻ con rất hiếu động, ham chơi, ham khám phá nên bé có thể dễ dàng rời xa tầm mắt của bố mẹ khi mải chơi hoặc mải nhìn ngắm thứ gì đó. Nhất là ở chốn đông người, chỉ cần một phút rời mắt là bạn có thể thất lạc con dễ dàng. Khi xảy ra chen lấn, xô đẩy, hãy giữ chặt bé, nếu con còn nhỏ, hãy bế bé trên tay. Ở những góc rộng, thoáng, hãy để bé tự do chơi đùa nhưng đừng quên dõi theo con. Khi con đi quá xa, mẹ nhớ hãy gọi con lại hoặc đi theo bé nhé!

5-dieu-me-can-luu-y-khi-tre-vui-choi-noi-cong-cong

Bảng tên cho trẻ

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, trước khi đưa bé đến nơi công cộng, gia đình cần hướng dẫn bé các thông tin hoặc cách thức để liên lạc với gia đình khi cần thiết. Bạn nên chuẩn bị một bảng tên (kích cỡ như chiếc vé xe buýt) ghi rõ họ tên trẻ, họ tên bố mẹ, địa chỉ, số điện thoại của gia đình để đề phòng trường hợp xấu. Luôn nhắc trẻ đeo bảng tên trước ngực để mọi người đều có thể nhận biết. Viết thông tin cá nhân như tên con, tên cha mẹ, địa chỉ liên lạc, số điện thoại và cài vào quần áo của con thật chắc chắn. Bạn cũng phải nhấn mạnh với trẻ rằng những thông tin cần thiết này sẽ giúp cha mẹ tìm ra con trong trường hợp bị lạc.

Không nên cho trẻ chơi cầu trượt

Trò chơi đơn giản này “mê hoặc” bọn trẻ từ khi mới lẫm chẫm biết đi cho đến khi chúng biết chạy loăng quăng và nghịch ngợm. Và ở bất cứ nơi đâu: Vườn hoa, công viên, sân trường, khu vui chơi,… thì đều có cầu trượt để các bé tha hồ chơi đùa. Cầu trượt tuy phổ biến nhưng không có nghĩa là chiếc cầu trượt hoàn toàn an toàn cho trẻ nhỏ. Hơn nữa, ở độ tuổi đang thích mò mẫm, khám phá, bé có thể sáng tạo ra rất nhiều kiểu trượt khiến người lớn phải giật mình. Có bé thích ngồi hẳn sang một bên của máng trượt và trượt xuống rồi bị ngã, có bé nằm úp xuống máng trượt, thậm chí có bé ngồi ngược hoặc khi đang trượt thì lăn qua lăn lại để bị ngã…

5-dieu-me-can-luu-y-khi-tre-vui-choi-noi-cong-cong

Thực tế đã ghi nhận khá nhiều trường hợp trẻ chơi cầu trượt mà ngã gãy tay, gãy chân, cổ, lưng… Nhẹ hơn thì là những thương tích nhỏ như trầy xước, bầm tím vì va quệt. Và nếu người lớn không để mắt tới trẻ, chẳng biết còn những mối hiểm họa nào đe dọa các con nữa.

Cẩn thận khi trẻ vui chơi với nước

Ba mẹ chỉ nên cho trẻ xuống nước ở những khu vực gần trạm cứu hộ, hơn nữa cần luôn ở bên cạnh bé mỗ khi bé xuống biển nghịch nước hoặc tắm hồ bơi. Cần tìm hiểu về đặc điểm hoạt động của vùng biển, hỏi nhân viên hoặc để ý các biển cảnh báo an toàn. Mẹ hãy giữ tay bé khi khi cho bé lội nước hoặc nhúng sâu vào nước. Nhớ rằng hãy luôn ở gần bờ!

Bạn nhất thiết phải cho trẻ mang phao bơi khi đi biển và tắm ở hồ bơi. Và chỉ chọn những địa điểm có nhân viên cứu hộ để tránh những trường hợp bất trắc xảy ra nhé!

An toàn trong sân chơi

Trẻ cần được tạo điều kiện chơi đùa trong công viên hay ở sân chơi, vì đó là một phần trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, bạn lưu ý đến những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ chơi ngoài trời: Sân chơi không an toàn, cỏ dại, ao hồ, phân súc vật, mặt đường có nhiều đá sỏi… Các trò chơi thiết kế cao không quá 3,5 mét. Trẻ cần tránh những nơi có nước đọng vũng, trơn trợt vì có thể trượt té bất cứ lúc nào. Hãy cho trẻ vui chơi trong khu vực được rào chắn cẩn thận và kiểm tra kỹ sự an toàn của các thiết bị đồ chơi. Dặn trẻ không được đến các khu vực cấm, hoặc ăn trái cây lạ.

5-dieu-me-can-luu-y-khi-tre-vui-choi-noi-cong-cong

Mặc dù, những nơi công cộng, khu vui chơi luôn có những hiểm nguy có thể gây ảnh hưởng đến trẻ con. Nhưng bạn hãy cho con ra khỏi nhà để vui chơi, học hỏi mà vẫn đảm bảo sự an toàn tốt nhất cho trẻ.

Tags:

Bài viết liên quan